avatart

khach

icon

Hiệp định thương mại song phương là gì? Việt Nam ký hiệp định với những nước nào?

Thị trường tài chính

- 10/09/2022

0

Thị trường tài chính

10/09/2022

0

Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương có ý nghĩa quan trọng với quan hệ thương mại quốc tế. Vậy hiệp định thương mại song phương là gì? Việt Nam đã ký kết những hiệp định nào?

Mục lục [Ẩn]

Hiệp định thương mại song phương là gì?

Muốn hiểu thế nào là hiệp định thương mại song phương trước tiên cần biết thế nào là thương mại song phương. Thương mại song phương tiếng Anh là Bilateral Trade, đây là thuật ngữ về thương mại quốc tế chỉ các hoạt động trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia nhằm xúc tiến thương mại và đầu tư.

Với mục đích để khuyến khích thương mại và phát triển đầu tư, do đó khi tham gia vào quan hệ thương mại song phương, hai nước sẽ được hưởng nhiều quyền lợi như giảm hoặc loại bỏ thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu và hạn chế xuất nhập khẩu, cùng các rào cản thương mại khác.

Như vậy từ khái niệm về thương mại song phương có thể rút ra định nghĩa về hiệp định thương mại song phương như sau:

Hiệp định thương mại song phương (Multilateral Trade Agreements) là hiệp định thương mại ghi lại toàn bộ những thỏa thuận mà hai quốc gia đã đi đến thống nhất.

hiệp định thương mại song phương là gì

Hiệp định thương mại song phương thể hiện những thỏa thuận của hai nước trong quan hệ thương mại

Đặc điểm của hiệp định thương mại song phương

Bản chất của hiệp định thương mại song phương chính là một điều ước quốc tế, bởi vậy nó còn được gọi là điều ước quốc tế song phương và mang đầy đủ các đặc điểm của một điều ước quốc tế:

- Hình thức của hiệp định thương mại song phương là văn bản

Hình thức thể hiện của hiệp định thương mại song phương bao giờ cũng là văn bản, điều này là phù hợp với tính chất của một điều ước quốc tế và được các quốc gia đồng thuận trong Công ước Viên năm 1969 và nhiều quy định khác.

- Chủ thể của hiệp định thương mại song phương là chủ thể luật quốc tế

Điều này vô cùng dễ hiểu khi các thỏa thuận của hiệp định thương mại song phương đều được hình thành trong quan hệ quốc tế, do đó những thực thể không có tư cách chủ thể luật quốc tế thì không phải là chủ thể của hiệp định thương mại song phương.

Chủ thể trong luật thương mại quốc tế bao gồm:

  • Cá nhân là thương nhân trong quan hệ thương mại trong nước có đầy đủ các điều kiện để tham gia giao dịch thương mại quốc tế.
  • Pháp nhân là thương nhân có đầy đủ điều kiện tham gia hoạt động thương mại
  • Quốc gia: Quốc gia có thể tham gia với tư cách chủ thể trong hai trường hợp: Vừa là chủ thể kí kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế và thương mại vừa tham gia giao dịch thương mại với các chủ thể khác như cá nhân và pháp nhân.

- Bản chất của hiệp định song phương là sự thỏa thuận

Đây vừa là bản chất cũng vừa là nguyên tắc để hình thành hiệp định thương mại song phương. Pháp luật quốc tế đề cao sự tự nguyện và thỏa thuận, do đó một hiệp định mà không được ký kết dựa trên sự thỏa thuận sẽ không có hiệu lực.

- Hiệp định thương mại song phương được điều chỉnh bởi luật quốc tế nên các thỏa thuận giữa các quốc gia cũng phải đáp ứng các nguyên tắc và phù hợp với nội dung của pháp luật quốc tế.

Hiệp định thương mại song phương đề cập đến điều gì?

Nội dung của hiệp định thương mại song phương vô cùng đa dạng, không có một khuôn khổ nhất định mà sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của hai quốc gia. Nội dung của chúng không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực hàng hóa mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như sở hữu trí tuệ hay đầu tư.

Các nội dung của hiệp định thương mại song phương phải đảm bảo không trái với các nguyên tắc của luật thương mại quốc tế, cũng không trái với các điều ước hoặc công ước mà các bên tham gia hoặc là thành viên.

Nội dung của một hiệp định thương mại song phương thường bao gồm hai nội dung cơ bản là cơ sở pháp lý và cam kết cụ thể giữa các bên. Trong đó cam kết cụ thể thường đề cập đến các nội dung như:

  • Những ưu đãi đặc biệt trong quan hệ kinh tế thương mại
  • Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kinh tế thương mại
  • Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa các bên nếu có xảy ra
  • Thời gian có hiệu lực của hiệp định
  • Các cơ quan, đơn vị giám sát việc thực hiện hiệp định

Một số quốc gia đã ký kết hiệp định song phương với Việt Nam

Trong tiến trình phát triển và đổi mới kinh tế, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương với hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, trong đó có các cường quốc và những quốc gia có mối giao hảo với Việt Nam.

hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là một trong những hiệp định có ý nghĩa quan trọng

Các hiệp định này chủ yếu thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng như năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, phát triển hạ tầng, vận tải, công nghiệp, khoa học kỹ thuật, giáo dục, nông nghiệp, du lịch…

Dưới đây là một số quốc gia tiêu biểu đã ký kết hiệp định thương mại song phương với Việt Nam:

Khu vực

Quốc gia/vùng lãnh thổ

Châu Á

Ấn Độ

Bangladesh

Campuchia

Hàn Quốc

Hồng Kông

Indonesia

Iran

Israel

Lào

Mông Cổ

Myanmar

Nhật Bản

Singapore

Triều Tiên

Trung Quốc

Châu Âu

Vương quốc Anh

Na Uy

Nga

Thổ Nhĩ Kỳ

Thụy Sĩ

Châu Mỹ

Canada

Chile

Cuba

Hoa Kỳ

Peru

Châu Phi

Ai Cập

Nam Phi

Congo

Châu Úc

New Zealand

Australia

Hiệp định thương mại song phương có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia, nó đem đến nhiều cơ hội giao thương về kinh tế, tạo động lực phát triển cho đất nước. Hiệp định sẽ tạo ra một hành lang pháp lý để các bên vừa phát triển kinh tế vừa phát triển quan hệ ngoại giao.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *