avatart

khach

icon

Đại suy thoái và những hậu quả gây ám ảnh

Thị trường tài chính

- 12/04/2023

0

Thị trường tài chính

12/04/2023

0

Đại suy thoái là một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân dẫn đến đại suy thoái là gì?

Mục lục [Ẩn]

Suy thoái kinh tế toàn cầu là tình trạng suy giảm kinh tế diễn ra trên toàn thế giới trong một thời kỳ nhất định và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Lịch sử kinh tế thế giới đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, trong đó đại suy thoái được đánh giá là một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất.

Đại suy thoái tiếng Anh là Great Recession, đây là cách gọi chỉ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra vào năm 2007 - 2009, bắt đầu tại Mỹ rồi lan ra toàn cầu. Nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đời sống của người dân trở nên vô cùng khó khăn.

Nguyên dẫn đến cuộc đại suy thoái toàn cầu

Đại suy thoái diễn ra đồng thời tại nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới nhưng nguyên nhân chính được cho là bắt đầu từ quá trình suy thoái kinh tế tại Mỹ những năm cuối thập niên 2000 và đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 2007.

Dấu hiệu của cuộc đại suy thoái thực chất đã khởi phát ngay từ năm 2001 trước ảnh hưởng của bong bóng Dot-com, sau đó lan rộng đến thị trường bất động sản. Bong bóng bất động sản vỡ vào năm 2006 không chỉ dẫn đến khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp mà còn khiến cho thị trường tín dụng Mỹ liên tục bị ảnh hưởng và chao đảo. Hàng loạt tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục xin phá sản, người dân đột biến rút tiền tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ.

Từ đây giống như hiệu ứng Domino, quân bài đầu tiên là nền kinh tế Mỹ “đổ” đã lan mạnh ra toàn cầu, từ Hoa Kỳ đến châu Âu, Nhật bản, các nước đang phát triển thuộc khu vực Đông Á đến các nước xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông và Nam Mỹ.

Kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chính thức bước vào cuộc khủng hoảng toàn cầu kéo dài liên tiếp trong 18 tháng, được coi là dài nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Ảnh hưởng của đại suy thoái

Đại suy thoái trở thành nỗi ám ảnh của nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ có nền kinh tế mà nhiều lĩnh vực trong đời sống cũng bị ảnh hưởng theo.

Đối với nước Mỹ

Mỹ là quốc gia đầu tiên và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng này. Cuộc khủng hoảng đã khiến cho thị trường chứng khoán của Mỹ chao đảo, cổ phiếu liên tục rớt giá. Các hoạt động sản xuất và kinh doanh liên tục bị ảnh hưởng và định trệ, ngay cả ngành sản xuất ô tô là một trong những ngành sản xuất quan trọng nhất của kinh tế Mỹ cũng liên tục bị sụt giảm doanh thu.

ngân hàng phá sản trong đại suy thoái

Đại suy thoái khiến cho hàng loạt ngân hàng tại Mỹ lâm vào khủng hoảng, thậm chí là phá sản

GDP của Mỹ liên tục biến động, nếu quý III năm 2008 tăng trưởng ở mức 3,7% thì đến quý IV cùng năm đã tăng mạnh đến 8,9% nhưng ngay quý I năm 2009 giảm xuống chỉ còn 5,3%, kinh tế của Mỹ đứng bên bờ vực suy thoái nghiêm trọng.

Thị trường biến động đã khiến cho hơn 8 triệu người tại Mỹ mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức gần 10% vào năm 2009, gần 2,5 triệu doanh nghiệp bị phá sản và gần 4 triệu ngôi nhà bị thu hồi chỉ trong vòng 2 năm.

Đối với toàn thế giới

Đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nên khi đại suy thoái xảy ra, nền kinh tế của Mỹ gần như sụp đổ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu.

Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước liên tục tăng theo từng tháng, chỉ trong tháng 3 năm 2009 đã có hơn 13 triệu người mất việc ở Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp của Canada là 8%, ở Hàn Quốc là 4% và ở Úc là 5,7%...

Các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng âm như Đức là -3%, Anh là -1,9% hay Singapore là -11,5%...

Các nền kinh tế thuộc khu vực Mỹ Latinh vì có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa Kỳ nên chịu ảnh hưởng nặng nề khi các dòng vốn ngắn hạn liên tục rút khỏi khu vực và giá dầu giảm mạnh.

Không nằm ngoài vòng tròn ảnh hưởng, châu Âu chịu tác động nghiêm trọng cả về tài chính và kinh tế, đối mặt với hàng loạt bất ổn như lạm phát, giá dầu tăng cao, sản xuất công nghiệp đình trệ, thị trường nhà đất chững lại…

Ngành công nghiệp và thương mại của châu Âu sụt giảm nghiêm trọng, trong đó nặng nề nhất là thị trường chứng khoán và ngân hàng. Các ngân hàng liên tục thua lỗ nặng nề, tiêu biểu như hệ thống nhân hàng Pháp đã “bay mất” 12 tỷ euro chỉ trong vòng 12 tháng, nhiều ngân hàng lớn của Anh tuyên bố phá sản hay ngân hàng Fortis, một trong 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu cũng đứng trên bờ vực phá sản.

Tại châu Á, theo đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu Á, trong năm 2008 tổng tài sản tài chính của thế giới đã bị tổn thất lên đến 50 nghìn tỷ đô la Mỹ, trong đó các nước đang phát triển tại châu Á chịu mức thiệt hại nghiêm trọng với tổng giá trị lên đến 9,6 nghìn tỷ USD.

ảnh hưởng của đại suy thoái

Đại suy thoái đã kéo ghì nền kinh tế thế giới và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng

Đối với Việt Nam

Đại suy thoái cũng tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là khi nước ta vừa mới bước vào quá trình mở cửa và xây dựng nền kinh tế mới không lâu. Điều này được thể hiện thông qua một vài số liệu vĩ mô như:

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 đã giảm xuống còn 6,23% và tiếp tục giảm xuống còn 5,3% vào năm 2009.
  • GDP quý I của năm 2009 chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2008 (7,49%)
  • Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2008 (3%)
  • Khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2008 (8%)
  • Ngành dịch vụ tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2008 (8,3%)

Cụ thể kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng trong một số khía cạnh như:

* Đối với hệ thống tài chính - ngân hàng

Mặc dù chỉ chịu tác động gián tiếp từ đại suy thoái nhưng ngành tài chính - ngân hàng của nước ta vẫn gặp nhiều bất lợi trong quá trình hoạt động.

Các khoản nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế tăng. Sự giảm giá của đồng USD cũng khiến cho tâm lý đầu tư của người dân trở nên bất ổn, cấu trúc tài sản của ngân hàng vì thế gặp không ít khó khăn.

* Đối với thị trường chứng khoán

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho thị trường chứng khoán nước ta bắt đầu rơi vào suy thoái kể từ thời điểm tháng 9 năm 2008. Trong giai đoạn này, không có mã cổ phiếu nào tăng giá, giá trị vốn hóa của thị trường vào 30/6/2008 chỉ còn 222,843 tỷ, VN-Index đã giảm xuống còn 521,67 điểm, đặc biệt là giảm đến chạm đáy 336,02 vào ngày 20/6/2008.

* Đối với đầu tư nước ngoài

Hoạt động đầu tư của nước ngoài kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp gặp vô vàn khó khăn, nhiều dự án đang triển khai bị chững lại do các nhà đầu tư cân nhắc nguồn vốn. 5 tháng đầu năm 2009, vốn FDI chỉ đạt 6,3 tỷ USD, trong khi đó năm 2008 đã thu hút gần 63 tỷ USD, giải ngân 12 tỷ USD.

* Đối với thị trường bất động sản

Có mối liên hệ mật thiết với thị trường tài chính và chứng khoán, khi hai thị trường trên bị ảnh hưởng thì hoạt động kinh doanh bất động sản cũng theo đó chịu nhiều tác động nặng nề.

Giai đoạn cuối năm 2007 giá bất động sản ở Việt Nam liên tục tăng mạnh do tình trạng đầu tư bất động sản thì đến giai đoạn năm 2008 - 2009 do ảnh hưởng của đại suy thoái, kinh tế của người dân trở nên khó khăn khiến cho thị trường bất động sản đóng băng. Giá bất động sản giảm 40% khiến cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thiệt hại nặng nề, nợ xấu cũng theo đó tăng lên.

* Đối với hoạt động xuất khẩu

Đây là ngành chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ đại suy thoái, gây ra nhiều tổn thất cho nền kinh tế bởi tại thời điểm đó, xuất khẩu đóng góp 60% vào tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Tại thời điểm năm 2009, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 56,5 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm 2008.

* Một số tác động khác

  • Giá nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là dầu thô liên tục giảm, ảnh hưởng đến nguồn thu từ xuất khẩu dầu
  • Các hoạt động du lịch cũng giảm khiến cho nguồn thu ngoại tệ từ ngành dịch vụ, du lịch giảm mạnh

Dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp và quá mạnh mẽ từ cuộc đại suy thoái do mới tham gia vào WTO không lâu nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng khiến cho nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều tổn thất nặng nề.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã liên tục đưa ra các biện pháp để ngăn chặn việc suy giảm kinh tế và duy trì mức tăng trưởng phù hợp để đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp và khắc phục hậu quả của suy thoái kinh tế như:

  • Nới lỏng tài khóa bằng cách giảm, giãn nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
  • Điều chỉnh hàng rào thuế quan cho phù hợp với các quy định của WTO để đảm bảo và hỗ trợ sản xuất nội địa.
  • Tăng cường thêm các khoản chi an sinh xã hội.
  • Ban hành các chính sách về thuế xuất, nhập khẩu một cách kịp thời và linh hoạt.
  • Nới lỏng tiền tệ, cường kiểm soát rủi ro trong hệ thống ngân hàng.

Về tình hình thế giới, dưới nỗ lực của Cục Dự trữ Liên Bang và Chính phủ các nước, cơ bản đến cuối năm 2009 khủng hoảng tài chính toàn cầu mới chính thức chấm dứt và các bất ổn kinh tế dần được kiểm soát.

Dù vậy thì đại suy thoái vẫn để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, trở thành nỗi ám ảnh của người dân trong suốt nhiều năm liền.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *