Mức ngại rủi ro là gì? Cách xác định mức ngại rủi ro
Mục lục [Ẩn]
Mức ngại rủi ro là gì?
Mức ngại rủi ro (Risk aversion) là một thuật ngữ trong lĩnh vực tài chính chỉ mức độ mà một nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền cho một khoản đầu tư mà tiềm ẩn rủi ro, không xác định được chính xác những tình huống có thể xảy ra.
Hầu hết các nhà đầu tư lớn chỉ chấp nhận rủi ro trong khoảng từ 5% - 8% tổng số vốn trên tài khoản cho một dự án đầu tư.
Các loại mức ngại rủi ro
Mức ngại rủi ro của mỗi nhà đầu tư có thể sẽ khác nhau. Mức ngại rủi ro được phân loại như sau:
* Tìm kiếm rủi ro (Risk seeking)
Đây là thuật ngữ chỉ việc nhà đầu tư chấp nhận những biến động và rủi ro lớn hơn trong đầu tư để đổi lấy lợi nhuận cao hơn. Đối với trường hợp này mục đích của nhà đầu tư là làm thế nào để tăng vốn từ tài sản hơn và bảo toàn vốn từ tài sản.
Nhà đầu tư đưa ra lựa chọn này sẽ được gọi là người yêu thích (tìm kiếm) rủi ro.
* Thờ ơ với rủi ro (Risk neutral)
Thờ ơ rủi ro chỉ nhà đầu tư không quan tâm đến rủi ro khi đưa ra quyết định. Đứng trước các quyết định, thay vì tính toán hoặc suy luận để đưa ra lựa chọn thì nhà đầu tư thường dựa vào cảm xúc nhiều hơn.
Khi đó họ chỉ tập trung vào lợi nhuận mà không quan tâm đến các rủi ro có thể tiềm ẩn, cũng không phân biệt việc 2 dự án có thể cùng lợi nhuận kì vọng nhưng rủi ro có thể khác nhau.
* E ngại rủi ro (Risk averse)
Mức độ e ngại rủi ro đề cập đến việc đối với hai khoản đầu tư có lợi nhuận kì vọng tương tự như nhau, nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn phương án có mức độ rủi ro thấp hơn.
Đặc điểm của các nhà đầu tư này là thường tránh xa các hình thức đầu tư tiềm ẩn rủi ro cao như cổ phiếu, chứng khoán… ngay cả khi những tài sản này có tỉ lệ lợi nhuận cao hơn.
Sản phẩm đầu tư ưa thích của họ thường là tài khoản tiết kiệm, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi hay vàng…
Mức ngại rủi ro tác động đến quyết định đầu tư
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức ngại rủi ro
Khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi nhà đầu tư là không giống nhau và có thể chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài như:
- Độ tuổi: Thông thường những nhà đầu tư trẻ tuổi sẽ có mức chịu rủi ro cao hơn so với những người lớn tuổi, bởi họ được cho là có nhiều thời gian để xử lý các biến động thị trường.
- Mục tiêu về lợi nhuận: Mục tiêu về lợi nhuận của mỗi nhà đầu tư khác nhau sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch và việc xác định phương pháp đầu tư. Do đó tùy vào mục tiêu dài hạn, ngắn hạn hay trung hạn mà mức ngại rủi ro cũng sẽ khác nhau. Mục tiêu về lợi nhuận càng lớn thì khả năng chấp nhận đầu tư càng cao và ngược lại.
- Thời hạn hoàn thành mục tiêu đã đề ra: Khi lập kế hoạch, nhà đầu tư sẽ xác định một khoảng thời gian để hoàn thành các dự án. Nếu thời gian đề ra càng dài thì khả năng chấp nhận rủi ro sẽ càng cao và ngược lại.
- Mức lợi nhuận mong muốn
Công thức xác định mức ngại rủi ro
Việc xác định mức ngại rủi ro được thực hiện bởi công thức sau:
A = 2 x [ (Erp - rf) : (Ϭp x Ϭp)]
Trong đó:
- Erp: Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng
- rf: Mức lãi của một số loại tài sản không phát sinh rủi ro, ví dụ như lãi từ trái phiếu Chính phủ dài hạn
- Ϭp: Phương sai của rủi ro
Việc xác định được mức ngại rủi ro sẽ giúp cho nhà đầu tư dễ dàng đưa ra quyết định phù hợp:
- Nếu A < 0 thì nhà đầu tư thích rủi ro
- Nếu A = 0 thì nhà đầu tư trung lập với rủi ro
- Nếu A > 0 thì nhà đầu tư ngại rủi ro
Để đánh giá mức ngại rủi ro cho mỗi dự án hay với mỗi nhà đầu tư cần xem xét rất nhiều yếu tố. Thông qua đó, nhà đầu tư sẽ đưa ra được lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất