avatart

khach

icon

Quản trị toàn cầu là gì? Quản trị toàn cầu trong tài chính thế giới

Thị trường tài chính

- 19/08/2022

0

Thị trường tài chính

19/08/2022

0

Quản trị toàn cầu bao gồm nhiều thể chế, quy định được đặt ra với mục đích quản lý quan hệ giữa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực, trong đó có tài chính, kinh tế.

Mục lục [Ẩn]

Quản trị toàn cầu là gì?

Quản trị toàn cầu (Global Governance) hiểu một cách đơn giản là các thể chế, quy định, chuẩn mực để quản lý quan hệ giữa các quốc gia, đồng thời cải thiện hoạt động hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực.

Nguyên nhân nào khiến cho quản trị toàn cầu ra đời?

Quản trị toàn cầu xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ 19, sau giai đoạn diễn ra hai cuộc chiến tranh thế giới và được hình thành chủ yếu từ các nguyên nhân sau:

  • Sau sự kiện Chiến tranh lạnh, các quốc gia nhận thấy cần có các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc để đóng vai trò điều hòa và quản lý mối quan hệ giữa các quốc gia trong hệ thống quốc tế.
  • Các vấn đề toàn cầu ngày một tăng ở nhiều lĩnh vực, đòi hỏi có sự phối hợp giữa các quốc gia, việc quản trị toàn cầu cũng ra đời như một xu thế tất yếu. Khi đó quản trị toàn cầu vừa giúp cho việc hợp tác dễ dàng hơn vừa là biện pháp để giảm thiểu và hòa giải các tranh chấp, căng thẳng.
  • Quản trị toàn cầu được xem là một trong những biện pháp giúp giảm bớt các trở ngại về địa lý và tăng cường sự liên kết giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy mà cơ hội phát triển kinh tế cho các quốc gia cũng nhiều hơn. 

Các lĩnh vực thuộc quản trị toàn cầu

Các lĩnh vực thuộc quản trị toàn cầu bao gồm:

  • Các vấn đề về môi trường và hành tinh
  • Các vấn đề về kinh tế và toàn cầu hóa
  • Các vấn đề về thể chế chính trị
  • Các vấn đề về quản lý hòa bình, an ninh và giải quyết xung đột
  • Các vấn đề về khoa học, giáo dục, thông tin và truyền thông
  • Các vấn đề liên quan đến châu lục như châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Á, châu Âu

Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến quản trị toàn cầu trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và toàn cầu hóa.

Quản trị toàn cầu trong lĩnh vực tài chính - kinh tế

Sự phát triển kinh tế khiến cho ngày càng có nhiều tổ chức đa phương xuất hiện, biên giới về kinh tế giữa nhiều quốc gia và khu vực đang dần bị “xóa mờ”, tạo ra một bản đồ phẳng về kinh tế.

Thị trường toàn cầu hóa tuy đem đến nhiều cơ hội nhưng cũng khiến cho thế giới phải đối mặt với không ít rủi ro và thách thức từ kinh tế đến xã hội như rủi ro về hệ thống tài chính, vấn đề an ninh lương thực, an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu toàn cầu và an ninh môi trường, tính nhạy cảm của chuỗi cung ứng toàn cầu… 

Khi đó quản trị toàn cầu, mà cụ thể là trong lĩnh vực tài chính đem đến nhiều hiệu quả và giúp giải quyết những thách thức phải đối mặt.

quản trị toàn cầu trong tài chính kinh tế

Quản trị toàn cầu hướng đến đảm bảo công bằng cho các tổ chức, quốc gia trong tài chính quốc tế

Cùng với sự ra đời của quản trị toàn cầu, các tổ chức như Liên Hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (World Bank) cũng lần lượt ra đời, hỗ trợ rất lớn trong việc quản trị toàn cầu.

Hai cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quản trị kinh tế, tài chính thế giới là Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng thế giới. Nhiệm vụ chính của hai cơ quan này trong quản trị toàn cầu có thể kể đến:

  • Đề ra các biện pháp khôi phục tăng trưởng kinh tế khi xảy ra khủng hoảng
  • Phối hợp chính sách tiền tệ trên phương diện và cấp độ quốc tế
  • Đề ra các chính sách để khuyến khích tự do hóa thương mại
  • Chống lại những bất công trong lĩnh vực kinh tế
  • Giám sát sự rủi ro trong hệ thống thanh khoản toàn cầu
  • Ngăn chặn và đề phòng những khuyết tật của thị trường tài chính mở

Mục đích của quản trị toàn cầu trong lĩnh vực tài chính là hướng đến việc đảm bảo công bằng cho các tổ chức tài chính quốc tế, tạo ra môi trường an toàn để đầu tư và phát triển, đảm bảo nền an ninh kinh tế.

Tuy quản trị toàn cầu vẫn vướng phải không ít ý kiến trái chiều từ nhiều quốc gia và tổ chức nhưng không thể phủ nhận những tác động tích cực đối với việc ổn định nền kinh tế thị trường toàn cầu.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *