avatart

khach

icon

Quyền rút vốn đặc biệt là gì? Khi nào được thực hiện quyền rút vốn đặc biệt?

Thị trường tài chính

- 12/09/2022

0

Thị trường tài chính

12/09/2022

0

Quyền rút vốn đặc biệt giúp bổ sung nguồn dự trữ tiền cho các quốc gia thành viên. Vậy quyền rút vốn đặc biệt được hiểu là gì và cơ chế vận hành ra sao?

Mục lục [Ẩn]

Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) là gì?

Quyền rút vốn đặc biệt tiếng Anh là Special Drawing Rights (SDR) là một loại đơn vị tiền tệ được phát hành vào năm 1969 bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), với mục đích là bổ sung cho nguồn tiền dự trữ của các quốc gia thành viên. Mã tiền tệ của SDR theo tiêu chuẩn ISO 4217 là XDR.

Tuy quyền rút vốn đặc biệt là một loại tài sản dự trữ nhưng không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể, thay vào đó nó được thể hiện bằng các khoản mục kế toán trong tài khoản mà IMF quản lý. Dù không phải là tiện tệ nhưng nó lại có khả năng quy đổi thành tiền mặt. Hiện nay SDR được định giá bằng 5 đồng tiền là bảng Anh, đô la Mỹ, Mác Đức, Franc Pháp và yên Nhật.

Cơ sở hình thành quyền rút vốn đặc biệt

Ban đầu quyền rút vốn đặc biệt được phát hành theo đề nghị của 10 nước gồm Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Thụy Điển và Ý nhưng chỉ được nhìn nhận dưới dạng một loại tài sản dự trữ.

Chỉ khi hệ thống lãi suất cố định Bretton Woods sụp đổ thì nó mới được Quỹ Tiền tệ Quốc tế định nghĩa như một rổ tiền tệ.

Khi hệ thống lãi Bretton Woods còn tồn tại, tài sản dự trữ của các quốc gia là vàng và thường do Chính phủ hoặc ngân hàng trung ương nắm giữ. Tuy nhiên tại thời điểm đó, nguồn cung của vàng và đô la Mỹ không có đủ, Mỹ lại không muốn gia tăng số lượng đồng USD trong lưu thông vì nhiều lo ngại nên không thể đáp ứng được nhu cầu mở rộng thương mại quốc tế.

Do đó cần thiết có một loại tài sản dự trữ quốc tế được bảo trợ bởi IMF, loại tài sản này vừa là một kênh cấp tín dụng vừa được sử dụng như một đơn vị quy ước để xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ…

Thành phần cấu tạo của quyền rút vốn đặc biệt

Hiện tại thành phần cấu thành trong rổ tiền tệ SDR bao gồm các đồng ngoại tệ tự do sử dụng. Ngoại tệ tự do sử dụng được hiểu là ngoại tệ có được thông qua việc chuyển đổi từ SDR. 

Giỏ tiền tệ SDR

Các loại tiền trong rổ tiền tệ SDR

Tuy nhiên không phải ngoại tệ nào cũng có thể trở thành đồng tiền trong rổ tiền tệ SDR, một đồng tiền chỉ được coi là được tự do sử dụng khi nó được dùng rộng rãi trong thanh toán giao dịch quốc tế và được mua bán phổ biến trong thị trường ngoại hối. Tính đến thời điểm hiện tại, IMF chỉ mới phê duyệt 5 đồng tiền sau vào rổ tiền tệ SDR gồm đô la Mỹ, đồng yên Nhật, bảng Anh, đồng Euro và đồng Nhân dân tệ. 

Vai trò của quyền rút vốn đặc biệt

Quyền rút vốn đặc biệt có hai vai trò chính gồm:

Thứ nhất, đây là loại tài sản sử dụng trong quan hệ tín dụng của các nước thành viên Quỹ tiền tệ quốc tế và trong thanh toán thương mại giữa các quốc gia.

Thứ hai, quyền rút vốn đặc biệt còn được sử dụng trong các thỏa thuận và công ước quốc tế, được sử dụng để tính toán các loại chi phí, cước bưu chính, viễn thông quốc tế theo thỏa thuận giữa các thành viên Liên minh Bưu chính Thế giới, Liên minh Viễn thông Quốc tế. 

Thứ ba, quyền rút vốn đặc biệt có những chức năng sau:

  • Là loại tài sản quy đổi có nguồn cung lớn, thay thế cho các tài sản đóng góp của thành viên khi không thể đảm bảo được nguồn cung
  • Duy trì tỷ giá hối đoái ở mức ổn định để không tạo ra các biến động làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế của các nước
  • Trong một số trường hợp SDR còn được sử dụng để viện trợ khẩn cấp cho các nước thành viên khi gặp nguy cơ và rủi ro về tài chính. Chỉ khi đảm bảo sự ổn định về tài chính cho các quốc gia thành viên mới có thể đảm bảo và ổn định lượng cung cầu về tiền tệ.

vai trò của quyền rút vốn đặc biệt

Quyền rút vốn đặc biệt là nguồn quan trọng cho dự trữ tiền tệ

Cách sử dụng quyền rút vốn đặc biệt

Quyền rút vốn đặc biệt được quản lý bởi Quỹ Tiền tệ quốc tế và IMF sẽ phân bổ SDR cho các quốc gia tương ứng với phần mà quốc gia đó đã đóng góp. Tuy nhiên việc phân bổ này không được thực hiện một cách tự do mà sẽ tuân theo nguyên tắc của IMF.

Theo đó, IMF sẽ tiến hành phân bổ SDR theo từng đợt, mỗi giai đoạn kéo dài 5 năm và chỉ thực hiện căn cứ vào nhu cầu mang tính toàn cầu để bổ sung tài sản dự trữ cho các thành viên, đồng thời phải đáp ứng các mục tiêu của IMF. Từ thời điểm phát hành đến nay, IMF mới chỉ tiến hành 4 lần phân bổ SDR, cụ thể:

  • Lần thứ nhất từ năm 1970 - 1972: Với 9,3 tỉ SDR
  • Lần thứ 2 từ năm 1979 - 1981: Với 12,1 tỉ SDR
  • Lần thứ 3 thực hiện vào ngày 28/8/2009: Với 161,2 tỉ SDR
  • Lần thứ 4 thực hiện vào ngày 9/9/2009: Với 21,5 tỉ SDR

Tuy nhiên không phải thời điểm nào IMF cũng tiến hành phân bổ SDR nên các quốc gia thành viên cũng có thể tiến hành mua, bán SDR nhằm phục vụ cho nhu cầu dự trữ ngoại hối. Việc mua bán được thực hiện theo hai nguyên tắc là tự nguyện giữa các quốc gia và có sự can thiệp từ IMF.

Các quốc gia thành viên có thể thỏa thuận để tiến hành trao đổi SDR mà mình sở hữu với ngoại tệ tương ứng từ bên còn lại.

Trong trường hợp có nhu cầu mua bán SDR nhưng không tự tìm được thành viên đối tác, IMF sẽ lựa chọn dựa trên các tiêu chí về khả năng thanh toán và nguồn dự trữ đủ mạnh. Việc chỉ định này chỉ được thực hiện trong trường hợp quốc gia thành viên muốn mua bán có các nhu cầu đến cán cân thanh toán, trạng thái dự trữ ngoại hối hoặc bổ sung dự trữ ngoại hối chứ không phải chỉ vì mục đích thay đổi thành phần của dự trữ.

Quyền rút vốn đặc biệt được xem là loại tài sản dự trữ có vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn tiền dự trữ cho các quốc gia thành viên IMF và ổn định nguồn cung cầu về tiền tệ của thế giới.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *