avatart

khach

icon

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?

Thị trường tài chính

- 26/08/2022

0

Thị trường tài chính

26/08/2022

0

Để đảm bảo việc giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng các bên thường ký kết hợp đồng đặt cọc. Vậy hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?

Mục lục [Ẩn]

Hợp đồng đặt cọc là gì?

Hợp đồng đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Căn cứ Điều 32, Bộ luật dân sự 2015, nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc sẽ được xử lý như sau:

  • Trả lại cho bên đặt cọc, hoặc
  • Được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Trường hợp việc giao kết, thực hiện hợp đồng không được thực hiện thì tài sản đặt cọc sẽ được xử lý như sau:

  • Tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng.
  • Tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, bên nhận đặt cọc phải trả cho bên đặt cọc một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?

Căn cứ Điều 116 và Điều 122, Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

- “Điều 116. Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

- Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”.

Căn cứ vào 2 quy định trên thì hợp đồng đặt cọc vô hiệu nếu không có một trong các điều kiện sau:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Ngoài ra, hợp đồng đặt cọc còn vô hiệu trong các trường hợp sau:

  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo
  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị nhầm lẫn
  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

Xem thêm thông tin chi tiết trong bài viết: 8 trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong trường hợp nào?

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong trường hợp nào?

Hậu quả pháp lý của hợp đồng đặt cọc vô hiệu

Căn cứ Điều 131, Bộ luật dân sự 2015 quy định hậu quả pháp lý của hợp đồng đặt cọc vô hiệu như sau:

  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập.
  • Khi hợp đồng đặt cọc vô hiệu thì các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  • Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Như vậy, khi hợp đồng đặt cọc vô hiệu thì sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Tài sản đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc nếu bên nhận đặt cọc không giao kết, thực hiện hợp đồng. Trường hợp bên đặt cọc không giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *