avatart

khach

icon

Cơ chế một cửa quốc gia là gì? Quy trình thực hiện cơ chế một cửa quốc gia

Thị trường tài chính

- 07/09/2022

0

Thị trường tài chính

07/09/2022

0

Cơ chế một cửa quốc gia đem đến nhiều lợi ích trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính, bởi vậy mà ngày càng được nhiều người dân quan tâm.

Mục lục [Ẩn]

Cơ chế một cửa quốc gia là gì?

Cơ chế một cửa quốc gia là một trong những thủ tục quan trọng của hải quan, được quy định tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn. Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Hải quan 2014 thì cơ chế một cửa quốc gia được hiểu là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Khi đó cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.

Đây là kết quả khi Việt Nam tham gia xây dựng Cơ chế một cửa ASEAN vào năm 2005 và ký kết Hiệp định về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN.

lễ công bố cơ chế một cửa quốc gia

Lễ công bố chính thức thực hiện cơ chế một cửa quốc gia

Các nội dung về cơ chế một cửa đã được xây dựng để phù hợp với tình hình và điều kiện phát triển trong nước mà vẫn đảm bảo được tinh thần của Hiệp định. Nội dung này đã được nội luật hóa trong Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn khác. 

Mô hình của cơ chế một cửa quốc gia được xây dựng bằng cách tiếp nhận thông tin và phản hồi từ các bộ, ngành và các bên liên quan gồm có:

  • Các bộ, ngành chịu trách nhiệm quản lý và cấp phép đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh 
  • Cơ quan hải quan
  • Người vận tải, đại lý giao nhận, đại lý hãng tàu
  • Cơ quan ngân hàng, bảo hiểm có liên quan
  • Doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, đại lý hải quan
  • Các bên có liên quan khác

Các nội dung thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 59/2018/NĐ-CP) thì khi thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, các bên cần phải đáp ứng nội dung cơ bản như sau:

  • Người khai hải quan đảm bảo khai thông tin, nộp chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính khác liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
  • Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tiếp nhận, xử lý và phản hồi kết quả cho người khai hải quan, đồng thời tiến hành trao đổi thông tin khai thủ tục hành chính và kết quả xử lý thông tin khai thủ tục hành chính.
  • Người khai hải quan tiếp nhận kết quả xử lý thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu quá cảnh, người và phương tiện, xuất, nhập cảnh, quá cảnh.
  • Dựa vào các kết quả xử lý của cơ quan nhà nước, cơ qua hải quan ra quyết định về việc thông quan và phản hồi cho người khai hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Quy trình thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia

Dựa trên các nội dung bắt buộc theo Nghị định 08/2015/NĐ-CP, các doanh nghiệp thực hiện cơ chế một cửa quốc gia theo quy trình sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp có nhu cầu gửi đơn và hồ sơ xin cấp phép, tờ khai hải quan và hồ sơ hải quan dạng điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
  • Bước 2: Các thông tin của doanh nghiệp và đơn xin cấp phép, hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp sẽ được chuyển đến hệ thống cấp phép của các bộ, ngành.
  • Bước 3: Sau khi tiếp nhận thông tin của doanh nghiệp, các bộ, ngành xử lý hồ sơ cấp phép và chuyển giấy phép dạng điện tử về Cổng thông tin một cửa quốc gia.
  • Bước 4: Cổng thông tin một cửa quốc gia đồng thời gửi giấy phép dạng điện tử về cho doanh nghiệp và gửi tới hệ thống của cơ quan hải quan.
  • Bước 5: Cơ quan hải quan tiến hành xử lý hồ sơ, đối chiếu thông tin giấy phép điện tử để quyết định kết quả thông quan và gửi kết quả về Cổng thông tin một cửa quốc gia.
  • Bước 6: Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia tiếp tục trả kết quả thông quan về cho doanh nghiệp, đồng thời gửi đến hệ thống của các bộ, ngành có liên quan.

mô hình thực hiện cơ chế một cửa quốc gia

Minh họa mô hình thực hiện cơ chế một cửa quốc gia

Lợi ích của việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia

Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia đem lại lợi ích lớn cho cả người dân, doanh nghiệp và các cơ quan liên ngành, cụ thể như sau:

Đối với người dân và doanh nghiệp

Những lợi ích trực tiếp mà người dân và doanh nghiệp có thể nhận được từ Cơ chế một cửa quốc gia là:

  • Cơ chế một cửa quốc gia cho phép cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính ngay tại Cổng thông tin một cửa quốc gia, từ đó giúp tiết kiệm thời gian hoàn thành thủ tục cấp phép và thông quan lô hàng xuất nhập khẩu, giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính phải thực hiện.
  • Việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính giúp cho cá nhân, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí chuẩn bị hồ sơ, đi lại tối đa, từ đó sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, hiệu quả.
  • Các thủ tục hành chính được thực hiện qua Cổng thông tin một cửa quốc gia giúp tăng cường tính minh bạch trong quá trình thực hiện thủ tục, các thông tin được công khai rõ ràng trên hệ thống nên doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu và theo dõi.
  • Sự tiếp xúc giữa cá nhân, doanh nghiệp với cơ quan quản lý được giảm thiểu tối đa, góp phần tránh những vấn đề tiêu cực, tham nhũng của một bộ phận quản lý.
  • Việc thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia yêu cầu doanh nghiệp phải nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý.

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

  • Cơ chế một cửa quốc gia là một trong những nội dung nhằm thực hiện mục tiêu cải cách hành chính mà Chính phủ đã đề ra, góp phần hoàn thiện chế độ, chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất, nhập khẩu.
  • Đây cũng là đòn bẩy để các bộ, ngành kết hợp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý, hướng tới mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử và thực hiện quá trình chuyển đổi số quốc gia.
  • Việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia còn giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp quản lý, đặc biệt là thay đổi thói quen làm việc từ thủ công sang hiện đại, từ làm việc đơn lẻ, biệt lập sang trao đổi, hợp tác. Các cán bộ, công chức không chỉ được giảm thiểu gánh nặng về thủ tục hành chính mà còn nâng cao được cả trình độ chuyên môn và tư duy làm việc.
  • Cơ chế một cửa quốc gia giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thiểu các thủ tục dư thừa, không cần thiết về hồ sơ, quy trình thực hiện, đồng thời các thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp được cập nhật với độ chính xác và tin cậy cao hơn. Từ đó nâng cao hiệu quả kiểm soát và quản lý Nhà nước.
  • Cơ chế một cửa quốc gia là một trong những yêu cầu bắt buộc để thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN. Triển khai tốt việc quản lý hàng hóa, phương tiện qua biên giới là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng chống nạn buôn lậu, giảm thiểu gian lận thương mại, từ đó góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, ngăn chặn các hoạt động vận tải và thương mại bất hợp pháp.

Tình hình thực hiện cơ chế một cửa quốc gia tại Việt Nam

Kể từ thời điểm được đưa vào áp dụng, việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia đem đến nhiều kết quả khả quan. Vừa qua phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại đã tổng hợp các kết quả của việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, cho thấy nhiều điểm đáng chú ý trong công tác triển khai, cụ thể:

  • Tính đến hết ngày 30/6/2022, cả nước có 249/261 thủ tục hành chính áp dụng cơ chế một cửa quốc gia được thực hiện tại 13 bộ, ngành, kết nối với gần 4,945 triệu bộ hồ sơ của 55.000 doanh nghiệp.
  • Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành triển khai các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia và đạt được các kết quả:
    • Triển khai chính thức 42 thủ tục, trong đó có 36 thủ tục hoàn thiện vào năm 2021 và 6 thủ tục hoàn thiện trong 6 tháng đầu năm 2022
    • Nâng cấp và cập nhật 2 thủ tục hành chính
    • Tiếp tục chuẩn bị triển khai chính thức 01 thủ tục mới của Bộ Quốc phòng, 06 thủ tục mới của Bộ Công thương, 01 thủ tục mới của Bộ Giao thông vận tải và 01 thủ tục mới của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội.
  • Đối với việc kết nối cơ chế một cửa quốc gia ngoài phạm vi Việt Nam và khu vực ASEAN, nước ta đã trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ C/O mẫu D theo phương thức điện tử với 9 nước thành viên ASEAN.

Có thể thấy, cơ chế một cửa quốc gia được triển khai thực hiện đồng bộ trên phạm vi cả nước, với sự hợp tác và đồng lòng của tất cả các bộ, ngành có liên quan. Những kết quả đạt được trong thời gian qua cho thấy việc triển khai cơ chế này là hướng đi đúng đắn và phù hợp. Phiên họp cũng xác định nhiệm vụ của các bộ, ngành trong thời gian sắp tới là tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa quốc gia để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Những thông tin về cơ chế một cửa quốc gia đã được tổng hợp đầy đủ trong bài viết trên, đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết của chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *