avatart

khach

icon

Quá trình chuyển đổi số quốc gia hiện nay diễn ra như thế nào?

Tài chính cá nhân

- 07/09/2022

0

Tài chính cá nhân

07/09/2022

0

Chuyển đổi số quốc gia là một trong những đề án quan trọng của Chính phủ đang được triển khai thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Mục lục [Ẩn]

Chuyển đổi số quốc gia là gì?

Chuyển đổi số quốc gia tên đầy đủ là “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, đây là đề án được xây dựng bởi Chính phủ với mục tiêu trọng tâm là thực hiện chuyển đổi số trên phạm vi cả nước.

Chuyển đổi số vừa được thực hiện trong phạm vi rộng là cơ quan Nhà nước, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số vừa được thực hiện trong phạm vi các doanh nghiệp, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia số.

chuyển đổi số quốc gia là gì?

Chuyển đổi số quốc gia là chương trình được Chính phủ phê duyệt 

Chương trình chuyển đổi số quốc gia

Chuyển đổi số là xu hướng diễn ra trên khắp thế giới trong những năm gần đây. Nhằm thích ứng với tình hình mới cũng như tận dụng các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư mang lại, ngay từ giữa năm 2019, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Một trong những nội dung trọng tâm của Nghị quyết là đẩy nhanh và đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Bởi vậy mà vào ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Quan điểm của Chính phủ về Chuyển đổi số quốc gia

Chuyển đổi số được nhận định là xu hướng toàn cầu hóa, trước nhu cầu của thời đại, quan điểm của Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia như sau:

  • Chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng tiến bộ công nghệ mà còn là chuyển đổi nhận thức, thay đổi nguồn lực và cơ cấu hiện có để phát triển toàn diện.
  • Người dân là trung tâm và trọng tâm của chuyển đổi số.
  • Thể chế và công nghệ sẽ là động lực của chuyển đổi số.
  •  Giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số là phát triển nền tảng số.
  • Chuyển đổi số muốn thành công và bền vững không thể tách rời với nhiệm vụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
  • Chuyển đổi số cần có sự kết hợp của cả hệ thống chính trị, tất cả các cấp và toàn bộ người dân.

Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã đề ra các mục tiêu cụ thể và chi tiết cho từng giai đoạn. Trong đó giai đoạn từ nay đến năm 2025 được xem là giai đoạn chuyển đổi trực tiếp, Chính phủ đề ra các mục tiêu cụ thể như sau:

* Đối với Chính phủ: Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả và cả hiệu suất hoạt động để tiến tới các kết quả cụ thể như sau:

  • Ít nhất 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, có thể cung cấp trên nhiều nền tảng và phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
  • Xử lý hồ sơ công việc các cấp trên môi trường mạng, (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước) với mục tiêu cụ thể 90% hồ sơ cấp bộ, tỉnh, 80% hồ sơ cấp huyện và 60% hồ sơ cấp xã.
  • Các hoạt động, chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và thống kê thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội thuộc sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 100% được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
  • Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia để phát triển Chính phủ điện tử tại các lĩnh vực Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính và Bảo hiểm. 100% thông tin được thu thập hoàn thành và sẵn sàng kết nối, chia sẻ trong phạm vi toàn quốc. Từ đó tiến tới việc cung cấp dịch vụ công kịp thời cho người dân với mục tiêu một lần khai báo, trọn đời phục vụ.
  • Đặt mục tiêu 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
  • Việt Nam nằm trong nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

* Đối với lĩnh vực kinh tế: Phát triển kinh tế số để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cụ thể:

  • Kinh tế số chiếm 20% GDP
  • Chuyển đổi số diễn ra ở tất cả các ngành, lĩnh vực với tỷ trọng đạt tối thiểu 10%
  • Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%
  • Việt Nam nằm trong nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI) và nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).

* Đối với phát triển xã hội: Phát triển xã hội số, nâng cao hiệu suất và tiến dần đến việc thu hẹp khoảng cách số, cụ thể:

  • Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ sóng trên toàn quốc, tiến tới 80% hộ gia đình và 100% các xã đều được tiếp cận.
  • Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và phủ sóng điện thoại di động thông minh.
  • Tăng tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.
  • Đồng thời tạo ra một không gian mạng an toàn để Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Mục tiêu và tầm nhìn dài hạn đến năm 2030

Song song với quá trình thực hiện các mục tiêu trong giai đoạn năm 2025, Chính phủ đồng thời cũng đặt ra các mục tiêu và tầm nhìn chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030 trên ba phương diện là phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số, cụ thể:

* Về phát triển Chính phủ số: tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, nâng cao hiệu quả để đạt được mục tiêu:

  • Đạt 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, cung cấp trên nhiều nền tảng và phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
  • Xử lý hồ sơ công việc các cấp trên môi trường mạng, (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước) với mục tiêu cụ thể 100% hồ sơ cấp bộ, tỉnh, 90% hồ sơ cấp huyện và 70% hồ sơ cấp xã.
  • Xây dựng nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của cơ quan nhà nước và IoT để kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Tiến tới giảm 30% thủ tục hành chính; mở rộng dữ liệu cho tổ chức, doanh nghiệp và tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp.
  • Đặt mục tiêu 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
  • Việt Nam nằm trong nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

* Về phát triển kinh tế số: Tiếp tục phát triển kinh tế để nâng cao năng lực cạnh tranh để đạt được các kết quả cụ thể:

  • Kinh tế số chiếm 30% GDP
  • Nâng tỷ trọng kinh tế số của từng ngành và lĩnh vực lên mức tối thiểu 20%
  • Nâng năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%
  • Việt Nam nằm trong nhóm 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI) và nhóm 30 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII)

* Về phát triển xã hội số: Tiếp tục phát triển để thu hẹp khoảng cách số trên phạm vi toàn quốc:

  • Phổ cập dịch vụ mạng Internet trên toàn quốc
  • Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G đến toàn bộ người dân
  • Tăng tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%
  • Việt nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia, quá trình chuyển đổi số đã đồng loạt được thực hiện tại các cấp, bộ, ngành và địa phương. Trong 6 tháng đầu năm 2022, quá trình chuyển đổi số đã đạt được kết quả như sau:

Kết quả thực hiện các mục tiêu trong năm 2022

Nội dung

Kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm

Mục tiêu đề ra năm 2022

Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ

11,27%

7%

Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi có tài khoản thanh toán

66%

65%

Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh

70,91%

85%

Tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng

71,75%

75%

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ

45,78%

80%

Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến

36,91%

50%

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử

33%

50%

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử

100%

100%

Tỉ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của:

- Bộ phận một cửa cấp bộ, cấp tỉnh

- Bộ phận một cửa cấp huyện 

 

100%

Tỷ lệ cơ quan Nhà nước cung cấp dữ liệu mở

3%

50%

Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số

6%

30%

Các kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm

Nội dung

Kết quả đạt được

Tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định

71,79 Mbps, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2021

Tốc độ truy cập mạng băng rộng di động

35,29 Mbps, tăng 4,7% so với cùng ỳ năm 2021

Các doanh nghiệp viễn thông di động đã triển khai

477/832

Số thuê bao di động sử dụng dịch vụ Mobile Money

tăng 4 lần so với tháng 01/2022

Nền tảng số quốc gia đã hoàn thành phát triển

35/35

Số lượng nền tảng số công bố và đưa vào sử dụng chính thức

31

Số lượng nền tảng số đang sử dụng thử nghiệm

4

Doanh thu an toàn thông tin mạng

1.418 tỷ đồng, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm 2021

Số lượng nền tảng số được công bố

50

Nền tảng phục vụ Chính phủ số

18

Nền tảng phục vụ kinh tế

16

Nền tảng phục vụ xã hội số

16

Địa phương đã được giao nhiệm vụ triển khai sử dụng tối thiểu 1 nền tảng số

63/63

Địa phương đã công bố lựa chọn nền tảng số triển khai năm 2022 lồng ghép trong kế hoạch chuyển đổi số

43/63

Địa phương đã công bố lựa chọn nền tảng số triển khai năm 2022 bằng một văn bản riêng của UBND tỉnh, thành phố

8/63

Tỉ lệ nhóm sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng của Việt Nam so với 22 nhóm sản phẩm hệ sinh thái an toàn thông tin mạng

95,5%

kết quả chuyển đổi số quốc gia quý I năm 2022

Kết quả phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia

Nội dung

Kết quả đạt được

Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đăng ký khai sinh toàn quốc

28 triệu

Dữ liệu trẻ em được cấp số định danh cá nhân theo quy định

7 triệu

Dữ liệu đăng ký kết hôn

> 6 triệu

Dữ liệu đăng ký khai tử

> 4 triệu

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp chứa thông tin đăng ký doanh nghiệp theo thời gian thực

> 1 triệu

Tỉ lệ số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

100%

Tỷ lệ dịch vụ công đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4

97,3%

Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong 5 tháng đầu năm (so với cùng kỳ năm 2021)

Tăng 76% số lượng, 30, 6% giá trị 

  • Qua điện thoại di động

Tăng 99,1% số lượng, 86,1% giá trị

  • Qua QRcode

Tăng 68,9% số lượng, 113,2% giá trị

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ

45,7%, tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2021

Tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến

36,9%, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021

Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP đến hết 6 tháng đầu năm ước tính

10,41%

Số lượng doanh nghiệp công nghệ số

67.300 doanh nghiệp, tăng 3.500 doanh nghiệp so với tháng 12/2021, đạt tỉ lệ 0,69 doanh nghiệp trên 1.000 dân

Tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử

99%

Tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động sử dụng hóa đơn điện tử

100%

Như vậy có thể thấy chuyển đổi số quốc gia đang từng bước được triển khai và đem đến những kết quả khả quan, tiến tới đạt được các mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *