Room tín dụng là gì? Thông tin chi tiết về việc nới room tín dụng
Mục lục [Ẩn]
Room tín dụng được hiểu là gì?
Thuật ngữ room tín dụng có xuất phát điểm từ “room”. Từ này xuất phát từ tiếng Anh, ngoài nghĩa thông dụng chỉ căn phòng nó còn được hiểu với nghĩa là phạm vi, giới hạn. Do đó, room tín dụng được sử dụng để chỉ giới hạn cho vay của ngân hàng. Thuật ngữ này chỉ đúng trong lĩnh vực ngân hàng.
Trong các văn bản pháp lý, sẽ không tìm thấy thuật ngữ này bởi đây chỉ là cách gọi phổ biến trên thực tế, còn trong các văn bản chính thức “room tín dụng” được thay thế bằng giới hạn cấp tín dụng.
Khi đó, số tiền tối đa mà một ngân hàng có thể cho khách hàng vay không được vượt quá room tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước quy định.
Room tín dụng bắt đầu xuất hiện chính thức tại Việt Nam vào năm 2011, trong Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra giới hạn về việc cấp tín dụng cho các ngân hàng.
Theo quy định tại Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì room tín dụng hiện nay được quy định như sau:
- Đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô:
- Đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có
- Đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có
- Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng:
- Đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có
- Đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có
Trên đây là nội dung khái quát về giới hạn cấp tín dụng, trên thực tế Ngân hàng Nhà nước sẽ áp room tín dụng riêng cho từng ngân hàng để dễ dàng kiểm soát về rủi ro.
Nới room tín dụng là gì?
Ngân hàng chỉ có thể cho vay trong phạm vi được cho phép, do đó khi hết room tín dụng mà muốn cho vay thêm, ngân hàng chỉ có thể yêu cầu Ngân hàng “nới” room tín dụng.
Hiểu một cách đơn giản thì nới room tín dụng là việc Ngân hàng Nhà nước nâng giới hạn cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng so với trước đó. Bên cạnh yêu cầu của các ngân hàng thương mại, việc nới room tín dụng còn có thể do Ngân hàng Nhà nước quyết định dựa trên tình hình thực tế của thị trường tài chính ngân hàng.
Trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra định hướng tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng là 14% theo Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022. Tính đến thời điểm hiện tại dư địa tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng cuối năm vẫn còn khoảng 4,4%, tương đương 500.000 tỷ đồng, đây là một con số khá lớn.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước chưa nới lỏng room tín dụng cho bất cứ ngân hàng nào. Do đó số tiền trên có thể sẽ được phân bổ về các ngân hàng thương mại và room tín dụng sẽ được nới lỏng trong thời gian tới.
Sáng ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định nới lỏng room tín dụng cho một số ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng bằng việc gửi đề nghị và thông báo cho các đơn vị này, bao gồm tất cả 15 ngân hàng trong đó có thể kể đến một số ngân hàng tiêu biểu như Sacombank, HDBank, MB, OCB, VIB hay Vietcombank…
Đã có 15 ngân hàng được nới room tín dụng trong giai đoạn này
Vai trò của room tín dụng đối với thị trường tài chính ngân hàng
Kể từ thời điểm lần đầu tiên được đưa vào áp dụng, tính đến nay room tín dụng vẫn được áp dụng, nó đã thể hiện vai trò của mình đối với nền kinh tế, cụ thể:
- Room tín dụng là một trong những công cụ giúp Ngân hàng Nhà nước ổn định nền kinh tế, cụ thể là lãi suất, từ đó cân đối hoạt động của ngân hàng. Hạn mức cấp tín dụng sẽ hạn chế được tình trạng ngân hàng cho vay quá nhiều dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn, tránh được việc thiếu hụt vốn nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngân hàng.
- Room tín dụng cũng giúp định hướng dòng vốn tín dụng và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh lành mạnh, các lĩnh vực ưu tiên, các lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Ngân hàng có thể kiểm soát được nguồn tiền cho vay, đảm bảo cho khách hàng sử dụng chúng vào đúng mục đích và không vi phạm pháp luật.
- Room tín dụng tạo ra môi trường an toàn để việc tăng trưởng tín dụng ổn định và bền vững. Nó giúp hạn chế tối đa tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng khi các ngân hàng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách tự cấp tín dụng vượt hạn mức để tăng lãi suất hoặc cấp tín dụng cho các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro mà không cần đối với khả năng nguồn vốn của mình.
Có nên xóa bỏ room tín dụng khỏi thị trường hay không?
Tuy là công cụ hữu ích giúp Ngân hàng Nhà nước kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế nhưng có không ít chuyên gia và ngân hàng thương mại đưa ra đề nghị xóa bỏ hoàn toàn room tín dụng khỏi nền kinh tế.
Bởi nhiều ý kiến cho rằng room tín dụng sẽ làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển lâu dài, hạn chế việc mở rộng tín dụng.
Nội dung này cũng đã được đề cập trong Kỳ họp Quốc hội vừa qua, rất nhiều đại biểu đề xuất tiến tới bỏ room tín dụng và “cởi trói” cho ngân hàng và gây ra tranh cãi trái chiều.
Sau buổi họp Chủ tịch Quốc hội cũng đưa ra đề nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nên nghiên cứu để tiến tới việc xóa bỏ giới hạn cấp tín dụng một cách máy móc như hiện nay.
Tuy nhiên lý giải về điều này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và nhiều chuyên gia khác cho rằng ở thời điểm hiện tại khi nguồn vốn của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng, lạm phát còn ở mức cao thì việc xóa bỏ room tín dụng chưa phù hợp.
Room tín dụng vẫn là một trong những công cụ hữu ích giúp Ngân hàng Nhà nước điều hành, quản lý và ổn định nền kinh tế. Do đó ở thời điểm hiện tại, thay vì gượng ép bỏ giới hạn cấp tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có thể linh hoạt nới room tín dụng cho phù hợp với điều kiện thị trường tại từng thời điểm. Sau đó về lâu dài tiến hàng từng bước bỏ room tín dụng.
Các ngân hàng cần chú ý đến room tín dụng để thực hiện phân bổ nguồn vốn hợp lý, đặc biệt là trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất