avatart

khach

icon

Nới room tín dụng có giúp thị trường bất động sản phục hồi và tái phát triển?

Tin tức

- 14/09/2022

0

Tin tức

14/09/2022

0

Động thái nới room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đã tiếp sức cho nhiều lĩnh vực bao gồm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Vậy liệu thị trường bất động sản có phục hồi và tái phát triển sau khi room tín dụng được nới?

Mục lục [Ẩn]

Những ngày gần đây việc Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng đồng loạt cho các ngân hàng đã nhận được sự chú ý, quan tâm của các doanh nghiệp cũng như người dân.

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước chính thức công bố điều chỉnh tăng trưởng tín dụng, cho phép tăng room tín dụng đối với một số tổ chức tín dụng, tín hiệu vui gần như xuất hiện trên thị trường, đặc biệt là thị trường bất động sản.

Thực tế cho thấy những tháng vừa qua, thị trường bất động sản gần như chững lại, gặp nhiều khó khăn khi nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng bị siết lại. Đấy là lý do nhiều doanh nghiệp bất động sản chờ thông tin nới room tín dụng từ ngân hàng như "nắng hạn chờ mưa". Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu sau khi room tín dụng được nới, thị trường bất động sản có dễ thở, phục hồi và tái phát triển không?

Thị trường bất động sản sau khi nới room

Sau nới room tín dụng, thị trường bất động sản có tái phát triển?

Sau nới room tín dụng, bất động sản có tái phát triển?

Chia sẻ về vấn đề này trên báo chí, theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng BIDV, việc ngân hàng chính thức nới “room” tín dụng đem lại nhiều kỳ vọng cho cả người mua nhà nhu cầu ở thực, nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp.

Còn các chuyên gia Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) lại chia sẻ, việc nới “room” tín dụng sẽ hỗ trợ thị trường bất động sản, tác động tích cực đến dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản. Điều này thể hiện ở 2 góc độ:

  • Doanh nghiệp có nguồn tiền mới để vay đảo phần nợ trái phiếu đến hạn. Nhưng phương án này chỉ áp dụng được đối với doanh nghiệp có dự án mới và còn tài sản đảm bảo chất lượng tốt.
  • Khi dòng tín dụng được khai thông, doanh nghiệp giải phóng được lượng hàng tồn kho và có thêm nguồn tiền để trả nợ thì thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ ấm trở lại vào các tháng cuối năm.

Đồng quan điểm, các chuyên gia kinh tế khác cũng đưa ra nhận định, quyết định nới room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước có thể xem là tín hiệu khả quan đối với thị trường bất động sản khi vừa hỗ trợ nguồn cầu lại vừa hỗ trợ cả nguồn cung. Nhờ đó, hoạt động xây dựng và mở bán của các dự án bất động sản sẽ nhộn nhịp hơn. Tuy nhiên, thị trường sẽ không có sự bùng nổ mà sẽ hồi phục từng bước theo hướng bền vững hơn.

Bên cạnh những đánh giá về sự tác động tích cực đến thị trường bất động sản sau khi room tín dụng được nới, nhiều chuyên gia cho rằng mức nới room còn khá khiêm tốn. Điều này khiến dòng vốn tín dụng chạy vào thị trường bất động sản vẫn chưa đạt mức kỳ vọng.

Chưa kể, lãnh đạo nhiều ngân hàng chia sẻ, sau khi được nới room tín dụng, nguồn vốn cho vay sẽ được dồn vào các ngành sản xuất kinh doanh và lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu... Với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán và kinh doanh bất động sản sẽ tiếp tục hạn chế, hoặc chỉ ưu tiên thực hiện những hợp đồng cam kết cấp tín dụng từ trước.

Trước đó, nói về kế hoạch sử dụng chỉ tiêu nới room tín dụng mới của các ngân hàng, lãnh đạo Vietcombank cho hay, sẽ tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng vào những lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ.. Còn MBBank cho hay, khoảng 90% sẽ được phân bổ về cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, ngân hàng này cũng quan tâm đến mảng cho vay tiêu dùng, cho vay bán lẻ để kích thích tiêu dùng, chi tiêu của người dân, tạo sức tiêu thụ của doanh nghiệp....

Bởi vậy không ít chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng cho rằng, dư địa cho vay trong những tháng còn lại của năm là không lớn nên bất động sản khó có cơ hội ''lách qua khe cửa hẹp'' để tiếp cận vốn vay như trước đây.

Liên quan đến room tín dụng vừa được nới và thị trường bất động sản, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính chia sẻ trên Zingnews.vn, con số 450.000 tỷ đồng "không thấm tháp gì với thị trường bất động sản". Lãnh đạo Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng, phải tạo thêm các kênh vốn khác cho thị trường bất động sản như quỹ đầu tư, quỹ ủy thác, quỹ tín thác...

Còn theo Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM, nếu Ngân hàng Nhà nước xem xét nâng "room" tín dụng cả năm thêm 1-2% (từ mức mục tiêu 14% lên mức 15 - 16%) thì sẽ phù hợp hơn. Đồng quan hiểm, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng cho rằng, "room" tín dụng vừa được cấp tăng thêm không quá nhiều.

Đầu tư vào phân khúc bất động sản nào?

Nên đầu tư vào phân khúc bất động sản nào?

Đầu tư vào phân khúc bất động sản nào khi room tín dụng vừa nới?

Rất nhiều người quan tâm việc nên đầu tư vào phân khúc bất động sản nào sau khi room tín dụng được nới? Đất chung cư, đất nền hay đất vùng ven?

Trước câu hỏi này, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Khánh chia sẻ trên infonet, việc đầu tư vào phân khúc bất động sản nào thì các nhà đầu tư cần tùy khả năng tài chính để đưa ra quyết định. Bên cạnh đó cần phải tính đến giai đoạn đầu tư, đầu tư trung hạn, dài hạn hay ngắn hạn.

Đối với việc đầu tư chung cư hay đất nền, ông Khánh chia sẻ, hai phân khúc này đều có cơ hội nhưng tùy từng địa điểm. Đối với đầu tư đất nền cần chú ý đến vấn đề pháp lý. 

Có thể nói, việc nới room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước vào ngày 7/9 vừa qua là tin vui, động thái tác động mạnh mẽ đến tâm lý cũng như kỳ vọng về sự tái phục hồi của thị trường bất động sản cuối năm. Động thái nới room tín dụng đã giải tỏa phần nào cơn khát vốn thị trường bất động sản trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, với mức nới room khiêm tốn, lĩnh vực bất động sản khó tiếp cận nguồn vốn theo đúng kỳ vọng. Chúng ta hãy cùng chờ những tín hiệu từ thị trường bất động sản vào những tháng cuối cùng của năm nay để xem liệu có những sự chuyển mình tái phục hồi và phát triển như thế nào.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *