avatart

khach

icon

Các ngân hàng sẽ làm gì với chỉ tiêu room tín dụng vừa được nới?

Thị trường tài chính

- 09/09/2022

0

Thị trường tài chính

09/09/2022

0

Mới đây Ngân hàng Nhà nước đã chính thức nới room tín dụng cho một số ngân hàng. Trước chỉ tiêu nới room tín dụng mới, các ngân hàng đã có kế hoạch sử dụng như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Sau nhiều ngày trong ngóng, ngày 7/9 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức nới room tín dụng cho một số ngân hàng như Vietcombank (27,7%), MBbank (3,2%), VIB (3%), Agribank (3,5%), Sacombank (4%) - ngân hàng được giao thêm hạn mức tín dụng cao nhất.

Tính đến thời điểm hiện tại, có 15 ngân hàng được nới room tín dụng. Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước đồng loạt nới hạn mức tín dụng cho một số tổ chức tín dụng trong năm nay, nhưng cũng chỉ ở mức thấp, với mức điều chỉnh cấp thêm từ 1% - 4%.

Để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nới room tín dụng, các ngân hàng đã nỗ lực đáp ứng các tiêu chí đánh giá của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước thông báo tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng tổ chức tín dụng trên cơ sở:

  • Kết quả xếp hạng từng tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư 52;
  • Xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước như tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém;
  • Giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân;
  • Tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Trước chỉ tiêu room tín dụng vừa được nới, các ngân hàng sẽ sử dụng như thế nào?

MBbank

MB được Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng với tỷ lệ 3,2%, tương đương 12.000 tỉ đồng. Chia sẻ về định hướng sử dụng chỉ tiêu nới room mới, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho biết, trong vòng 1 tháng tới, khoảng 90% sẽ được phân bổ về cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Ngoài ra, ngân hàng cũng quan tâm đến mảng cho vay tiêu dùng, cho vay bán lẻ để kích thích tiêu dùng, chi tiêu của người dân, tạo sức tiêu thụ của doanh nghiệp.

VIB

Ngân hàng Quốc tế VIB được Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng thêm 3% trong năm nay. Định hướng sử dụng mức room tín dụng vừa được nới theo chia sẻ của lãnh đạo nhà băng này là tập trung vào ngân hàng bán lẻ, hỗ trợ cho người dân mua nhà để ở, mua xe để đi, tăng trưởng mảng thẻ tín dụng.

Bên cạnh đó, VIB cũng quan tâm đến các mảng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistic. 

Các ngân hàng sử dụng room tín dụng được nới

Các ngân hàng sẽ làm gì với chỉ tiêu room tín dụng vừa được nới?

Vietcombank

Đợt nới hạn mức tín dụng trong năm nay, Vietcombank được Ngân hàng Nhà nước cho phép tăng thêm 2,7%. Theo đại diện ngân hàng Vietcombank, với chỉ tiêu này, trong suốt cả năm 2022 Vietcombank có mức tăng tín dụng là 17,7% so với số dư cuối kỳ vào thời điểm 31/12/2021.

Sau khi được Ngân hàng Nhà nước nới room, Vietcombank sẽ tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng vào những lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, kiểm soát tốt thanh khoản, kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức độ thấp, duy trì mặt bằng lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay, đảm bảo ở mức hợp lý, hỗ trợ cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế cũng như phục hồi và phát triển của các doanh nghiệp.

Sacombank

Sacombank chính là ngân hàng được nới room tín dụng cao nhất với mức 4% so với hạn mức cũ là 7%. Tính trên tổng quy mô dư nợ hơn 400.000 tỉ đồng vào cuối quý II, như vậy ngân hàng này còn dư địa tăng trưởng hơn 11.000 tỉ đồng đến hết năm.

Lãnh đạo ngân hàng này khẳng định tỷ lệ tăng trưởng cho vay bất động sản đối với khách hàng cá nhân tại Sacombank đã nhiều nên ngân hàng nên không muốn cho vay bất động sản nữa mà tập trung cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hoàn toàn phù hợp với chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước...

Nhiều ý kiến cho rằng, room tín dụng đã được nới nhưng tín dụng vẫn khó chạy mạnh trong 4 tháng cuối năm. Lãnh đạo một số ngân hàng khác cho biết, với room tín dụng được cấp mới hạn chế, họ sẽ cố gắng “xoay sở” trong dư địa còn lại. Trong đó, các giải pháp được các ngân hàng này nhắc đến là:

  • Đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ đã đến hạn để mở rộng thêm dư địa cho tín dụng mới. Tuy nhiên sẽ có phần hạn chế vì nó còn tùy thuộc vào khả năng trả nợ của khách hàng.
  • Đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn. Nghĩa là chỉ xem xét cho vay ngắn hạn, các khoản cho vay tiêu dùng trong thời gian ngắn từ 1 - 3 tháng, hạn chế tối đa cho vay dài hạn.
  • Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, bán chéo sản phẩm, kinh doanh bảo hiểm… tăng nguồn thu ngoài lãi.

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh room tín dụng được căn cứ trên kết quả xếp hạng mới nhất theo Thông tư 52/2018/TT-NHNN, tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trong năm 2022, diễn biến thị trường và định hướng từ đầu năm tại Chỉ thị 01. Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước vẫn là hướng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt tín dụng lĩnh vực rủi ro cũng như điều tiết dòng tiền để kiểm soát được mục tiêu lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô... 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *