avatart

khach

icon

Bên mua bên bán trong chứng khoán là gì? Cách đọc bảng giá chứng khoán

Chứng khoán

- 06/10/2022

0

Chứng khoán

06/10/2022

0

Bên mua bên bán trong chứng khoán là thuật ngữ quan trọng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải nắm rõ trong quá trình giao dịch. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cụ thể về ý nghĩa, vai trò và cách đọc bên mua và bên bán trong chứng khoán.

Mục lục [Ẩn]

Bên mua bên bán trong chứng khoán là gì?

Bên mua (Buy Side) trong chứng khoán là các tổ chức tài chính, các công ty mua chứng khoán đầu tư. Bên mua bao gồm các công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, quỹ đầu cơ và quỹ hưu trí mua chứng khoán cho tài khoản chính của họ hoặc cho các nhà đầu tư với mục đích tạo ra lợi nhuận. Ví dụ: Một người đàn ông rời khỏi công ty của mình đang làm thuê để thành lập công ty quản lý đầu tư của riêng mình và đầu tư tiền cho những cá nhân có giá trị ròng cao. Sau đó, ông ta tiếp thị công ty và huy động được 10 triệu đô la từ vốn của nhiều nhà đầu tư khác nhau. Ông ta bắt đầu đầu tư số vốn này và mua nhiều loại chứng khoán khác nhau. Công ty của ông ta và hành động mua chứng khoán là một ví dụ điển hình về bên mua.

Đối lập với bên mua là bên bán (Sell Side). Không giống bên mua, mục tiêu của bên bán không bao gồm việc đầu tư trực tiếp. Thay vào đó, bên bán có nhiệm vụ hỗ trợ thị trường đầu tư bao gồm các hoạt động liên quan đến việc bán chứng khoán cho bên mua, chẳng hạn như bảo lãnh phát hành cho các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ, tạo tài liệu nghiên cứu và phân tích… Bên bán thường là các ngân hàng, công ty tư vấn… Ví dụ: Ở phố Wall, bên bán bao gồm các chủ ngân hàng đầu tư, các nhà tạo lập thị trường và các tổ chức, cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu làm cho thị trường trở nên thanh khoản hơn.

Về cơ bản, bên bán và bên mua bổ trợ cho nhau tạo nên các hoạt động chính của thị trường tài chính.

 Bên mua và bên bán trong chứng khoán

Bên mua và bên bán có mối quan hệ mật thiết với nhau trong thị trường chứng khoán

Vai trò của bên bán và bên mua

Có một số khác biệt giữa bên bán và bên mua trên thị trường. Sự khác biệt nằm ở vai trò của mỗi bên đối với khách hàng của họ:

Vai trò của bên bán

  • Tư vấn cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp về các giao dịch
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình huy động vốn, bao gồm cả nợ và vốn chủ sở hữu
  • Thăm dò, tìm hiểu nhu cầu và tư vấn về các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)
  • Tìm kiếm công việc kinh doanh mới (xây dựng mối quan hệ với các công ty)
  • Tham gia vào thị trường và bán chứng khoán
  • Tạo tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán niêm yết
  • Giúp khách hàng ra vào vị trí
  • Cung cấp phạm vi nghiên cứu vốn chủ sở hữu tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
  • Thực hiện các mô hình tài chính và định giá tài sản.

Vai trò bên mua

  • Quản lý cổ phiếu cùng các tài sản có giá trị tương đương
  • Quyết định phương án đầu tư (mua, giữ hoặc bán)
  • Tìm kiếm lợi nhuận đã điều chỉnh theo rủi ro tốt nhất
  • Thực hiện nghiên cứu  về các cơ hội đầu tư và rủi ro có thể gặp phải
  • Tìm nhà đầu tư và kêu gọi vốn để quản lý
  • Tăng tài sản được quản lý

Bên mua bên bán trong chứng khoán là gì?

Làm thế nào để bên mua và bên bán kiếm được lợi nhuận?

Các công ty bên mua kiếm tiền bằng cách mua các hoạt động thương mại thấp và bán lại với giá cao. Họ phải tạo ra cách xác định và mua các chứng khoán được định giá thấp hơn. Ví dụ: một nhà phân tích bên mua đang theo dõi giá trị của một cổ phiếu công nghệ nhận thấy giá giảm so với các cổ phiếu khác nhưng hiệu quả hoạt động của công ty công nghệ vẫn tốt. Tiếp theo, nhà phân tích có thể đưa ra giả định rằng giá cổ phiếu công nghệ sẽ tăng trong thời gian tới. Dựa trên nghiên cứu của nhà phân tích, công ty bên mua sẽ đưa ra khuyến nghị mua cho khách hàng của mình.

Các công ty bên bán kiếm tiền thông quá phí và hoa hồng. Vì vậy, mục tiêu chính của họ là thực hiện càng nhiều giao dịch vàng tốt.

Hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán

Bàng giá chứng khoán thể hiện thông tin giá chứng khoán đang giao dịch trên thị trường, các lệnh chờ mua/bán đang xếp hàng. Việc đọc đúng bảng giá sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được diễn biến thị trường và đặt lệnh với giá tốt hơn. Bảng giá được nhóm theo danh sách các mã theo sàn (HOSE, HNX, UPCOM) và theo loại sản phẩm (DERIVATIVE - phái sinh, CW). Dưới đây là giải thích chi tiết các hạng mục có trong bảng giá chứng khoán:

Thông tin về các trường trên bảng giá

1. Mã chứng khoán: Mỗi doanh nghiệp khi giao dịch trên sàn đều có mã riêng  được sở cấp và dùng để nhà đầu tư nhập thông tin khi đặt lệnh

Ví dụ: Công ty Vinamilk có mã chứng khoán là VNM, Công ty cổ phần FPT có mã chứng khoán là FPT

2. Giá tham chiếu: Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Riêng sàn UPCOM, Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

3. Giá trần: Mức giá cao nhất (kịch trần) mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu tím.

  • Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu
  • Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu
  • Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá tham chiếu (Giá bình quân phiên giao dịch liền trước).

4. Giá sàn: Mức giá thấp nhất (kịch sàn) mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu xanh dương.

  • Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng -7% so với Giá tham chiếu
  • Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng -10% so với Giá tham chiếu
  • Sàn UPCOM sẽ là mức tăng -15% so với Giá tham chiếu (Giá bình quân phiên giao dịch liền trước).

5. Bên mua: Các mức giá và khối lượng tương ứng đang chờ mua. Giá cao hơn sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện thời và khối lượng đặt mua tương ứng với mức giá đó. Những lệnh đặt mua ở mức “Giá 1” luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt mua ở mức giá thấp hơn
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: biểu thị các lệnh đặt mua ở mức thấp hơn mức giá 1, và có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức “Giá 1”
  • Cột “Giá 3” và “KL 3”: biểu thị các lệnh đặt mua ở mức thấp hơn mức giá 2, và có độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức “Giá 1” và “Giá 2”

6. Bên bán: Các mức giá và khối lượng tương ứng đang chờ bán. Giá thấp hơn sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt bán thấp nhất hiện thời và khối lượng đặt bán tương ứng với mức giá đó. Những lệnh đặt bán ở mức “Giá 1” luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt bán ở mức giá cao hơn
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: biểu thị các lệnh đặt bán ở mức cao hơn mức giá 1, và có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt bán ở mức “Giá 1”
  • Cột “Giá 3” và “KL 3”: biểu thị các lệnh đặt bán ở mức cao hơn mức giá 2, và có độ ưu tiên sau lệnh đặt bán ở mức “Giá 1” và “Giá 2”

Ví dụ: Giá khớp lệnh của cổ phiếu BID hiện tại 53.7, giá ưu tiên bán 1 là 53.7, nếu có lệnh đặt mua cao hơn hoặc bằng giá 53.7 thì những người đặt bán giá 53.7 sẽ được ưu tiên khớp trước và khớp ở mức giá 53.7.

Lưu ý: Nếu trong phiên định kỳ (ATO/ATC), lệnh với giá ATO/ATC sẽ là mức giá 1 do lệnh này chấp nhận mua bằng mọi giá nên luôn có thứ tự ưu tiên khớp cao nhất.

7. Khớp lệnh

Trong phiên khớp lệnh liên tục

Là thông tin đang khớp lệnh trên thị trường hiện tại

  • “Giá TH”: Giá hiện đang khớp, giá của thị trường
  • “KLTH”: khối lượng thực hiện, là khối lượng giao dịch gần đây nhất tương ứng với mức giá đang khớp
  • “+/-”: Tăng/giảm giá là mức thay đổi của giá thị trường so với giá tham chiếu của chứng khoán
  • “Tổng khối lượng”: Tổng khối lượng khớp lũy kế trong phiên giao dịch ngày hôm nay

Trong phiên khớp lệnh định kỳ (ATO/ATC)

Là thông tin khớp lệnh tạm tính trong phiên ATO/ATC

  • “Giá TH”: Là giá dự kiến khớp trong phiên ATO/ATC
  • “KLTH”: khối lượng dự kiến sẽ khớp tương ứng với mức giá trên, khối lượng này chỉ hiển thị với mã chứng khoán sàn HNX
  • “+/-”: Tăng/giảm giá là mức thay đổi của giá dự kiến so với giá tham chiếu của chứng khoán
  • “Tổng khối lượng”: Tổng khối lượng đã khớp lũy kế trong phiên giao dịch ngày hôm nay

8. Nhà đầu tư nước ngoài: Thông tin giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài:

  • NN mua: Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài mua trong hôm nay
  • NN bán: Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài bán trong hôm nay
  • Room CL: Khối lượng tối đa còn lại Nhà đầu tư nước ngoài được phép mua

Thông tin về màu sắc

Một số quy định về màu sắc trên bảng giá:

  • Tím: có nghĩa là giá tăng kịch trần so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
  • Xanh lá cây: có nghĩa là giá tăng so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
  • Vàng: có nghĩa là giá bằng giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
  • Đỏ: có nghĩa là giá giảm so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
  • Xanh dương: có nghĩa là giá giảm kịch sàn so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng

Thông tin về đơn vị giá

  • Đối với mã chứng khoán cổ phiếu/CCQ/ETF/CW: x1000 (Ví dụ giá khớp BID là 45.6 nghĩa là giá 45,600 VNĐ)
  • Đối với mã chứng khoán phái sinh: x1 (Ví dụ giá khớp của VN30F2007 là 800 nghĩa là điểm hợp đồng là 800)

Thông tin về đơn vị khối lượng

  • Đối với mã chứng khoán cổ phiếu/CCQ/ETF/CW sàn HOSE: x10 (Ví dụ khối lượng khớp CTG là 1,68 nghĩa là khối lượng khớp 1,680)
  • Đối với mã chứng khoán cổ phiếu/CCQ/ETF/CW sàn HNX và UPCOM: x100 (Ví dụ khối lượng khớp ACB là 1,6 nghĩa là khối lượng
  • Đối với mã chứng khoán phái sinh: x1 (Ví dụ khối lượng khớp của VN30F2007 là 20 nghĩa là khối lượng khớp 20)

Nhìn chung, bên mua bên bán là hai thành phần quan trọng tạo ra hoạt động của thị trường. Chúng có sự liên quan và hỗ trợ mật thiết quyết định sự thành bại của các giao dịch chứng khoán.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *