avatart

khach

icon

Cổ phiếu tăng trưởng là gì? Ưu và nhược điểm của cổ phiếu tăng trưởng

Chứng khoán

- 11/10/2022

0

Chứng khoán

11/10/2022

0

Những nhà đầu tư chứng khoán có nhiều kinh nghiệm, có khả năng phân tích rất ưa thích loại hình cổ phiếu tăng trưởng. Vậy cổ phiếu tăng trưởng là gì? Cách đầu tư như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Cổ phiếu tăng trưởng là gì?

Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu được phát hành bởi các công ty có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai. Thông thường những doanh nghiệp này thường tăng trưởng mạnh hơn so với mặt bằng chung các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực.

Nói tóm lại cổ phiếu tăng trưởng tức là giá cổ phiếu đã tăng ở thời gian trước đó và nó được hy vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

Thế nào là cổ phiếu tăng trưởng?

Thế nào là cổ phiếu tăng trưởng?

Những công ty này thường dùng phần lớn doanh thu để mở rộng quy mô hoặc tái đầu tư. Vậy nên các công ty này sẽ không trả cổ tức cho nhà đầu tư khi mua cổ phiếu này. Nhà đầu tư chỉ thu về lợi nhuận khi bán ra cổ phiếu thông qua việc ăn chênh lệch lúc mua vào và bán ra.

Phương pháp đầu tư này chứa đựng nhiều rủi ro bởi nhà đầu tư không được nhận cổ tức. Nhà đầu tư chỉ kiếm lời khi bán cổ phiếu đi. Trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu đó chẳng may gặp khó khăn trong kinh doanh thì cổ phiếu đó khi bán ra sẽ bị thua lỗ.

Ví dụ, cổ phiếu của Vinamilk chính là cổ phiếu tăng trưởng. Từ năm 2006 đến năm 2018 doanh thu và lợi nhuận của công ty này liên tục tăng trưởng từ 500 triệu lên 17,5 tỷ đồng nhờ hoạt động mở rộng thị trường và ra mắt các sản phẩm mới thành công. Trong trường hợp nhà đầu tư không nhìn nhận thấy động lực tăng trưởng của Vinamilk trong tương lai thì công ty này sẽ trở thành công ty vững mạnh.

Đặc trưng của cổ phiếu tăng trưởng

Trước khi quyết định lựa chọn đầu tư bất cứ loại cổ phiếu nào, nhà đầu tư cần phải nghiên cứu khảo sát thị trường, đặc biệt là so sánh với các đối thủ cùng ngành về lợi nhuận và hiệu suất của cổ phiếu. Dưới đây là một số đặc trưng cơ bản của cổ phiếu tăng trưởng:

  • Đội ngũ lãnh đạo xuất sắc: Một cổ phiếu tiềm năng có thể tăng trưởng trong tương lai một phần nhờ vào yếu tố đội ngũ lãnh đạo. Ban lãnh đạo giỏi sẽ đưa ra các quyết sách đúng đắn giúp công ty phát triển và gia tăng lợi nhuận. Trước khi quyết định đầu tư bất kỳ cổ phiếu nào nhà đầu tư hãy nghiên cứu thông tin của ban lãnh đạo qua các phương tiện truyền thông.
  • Thị trường tăng trưởng tốt: Một công ty được nhận định là có khả năng tăng trưởng tốt sẽ ở trong một thị trường đang phát triển của lĩnh vực đó. Nhà đầu tư cần lựa chọn cổ phiếu đang đi đầu trong thị trường tăng giá mới nổi. Một doanh nghiệp được đánh giá là tăng trưởng tốt thì mỗi khi tung ra sản phẩm mới đều mang tới thành công.
  • Không có cổ tức: Cổ phiếu tăng trưởng có xu hướng không chia cổ tức cho cổ đông. Thay vào đó, họ chọn quay trở lại sản xuất, mở rộng hoặc nghiên cứu phát triển.
  • Doanh số bán hàng cao: Doanh số công ty đạt được tính theo quý ổn định. Hoạt động kinh doanh ổn định có thể kéo theo sự tăng giá của cổ phiếu. Để chắc chắn cổ phiếu sinh lời thì nhà đầu tư nên chọn những công ty có kết quả thăng trưởng từ 2 con số.
  • Hạn chế đầu tư cổ phiếu định giá cao: Nhà đầu tư nên biết cách phân bổ nguồn vốn khi đầu tư vào các loại cổ phiếu. Cổ phiếu định giá cao có sức hấp dẫn lớn, tuy nhiên không nên đầu tư quá nhiều vốn. Hãy lựa chọn những mã cổ phiếu có tính bền vững để giúp cho danh mục đầu tư trở nên đa dạng. Từ đó cơ hội thu về lợi nhuận sẽ tốt hơn.
  • Thị trường mục tiêu lớn: Một thị trường rộng sẽ có rất nhiều khách hàng tiềm năng. Cơ hội rộng mở với không chỉ các doanh nghiệp mà còn là nhà đầu tư.
  • Thuộc các ngành công nghiệp trẻ, nhiều thay đổi: Cổ phiếu tăng trưởng có thể được tìm thấy trong bất cứ lĩnh vực nào, nhưng hầu hết là trong các ngành có xu hướng đổi mới.
  • Nhiều cổ phiếu tăng trưởng được phát hành bởi các công ty trong lĩnh vực công nghệ: đây là ngành có nhiều đột phá nhất hiện nay, các công ty luôn đổi mới các sản phẩm và mô hình kinh doanh.

Ưu và nhược điểm của cổ phiếu tăng trưởng

Ưu điểm

  • Cổ phiếu tăng trưởng thường thuộc các công ty kỳ vọng tăng trưởng 20% trong tương lai. Chính vì thế giá cổ phiếu thường được bán ở mức định giá cao nếu chỉ số P/S, P/E, P/B cao. 
  • Loại hình cổ phiếu này thường có sức hấp dẫn bởi nó có thể giúp nhà đầu tư thu lời gấp nhiều lần.

Nhược điểm

  • Trong trường hợp hoạt động công ty gặp khó khăn có thể dẫn tới giá của cổ phiếu đi xuống. Điều này khiến nhà đầu tư bị thua lỗ.
  • Giá cổ phiếu giảm sâu do nhà đầu tư nhận định thiếu chính xác một doanh nghiệp tăng trưởng theo chu kỳ hoặc tăng trưởng đột biến.
  • Đây là dòng cổ phiếu tiềm ẩn rủi ro lớn.

Tại sao nên đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng?

  • Lợi nhuận cao hơn: Cổ phiếu tăng trưởng có thể mang lại cho bạn mức tăng trưởng cao hơn bất kỳ loại cổ phiếu nào khác. Các công ty phát hành loại cổ phiếu này có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức trung bình của ngành. Do đó, đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng có thể mang lại cho bạn lợi nhuận trong cả dài hạn và ngắn hạn. Trong dài hạn, với việc bổ sung lãi kép, lợi nhuận của bạn thậm chí có thể tăng gấp đôi với điều kiện lý tưởng và sự tăng trưởng của giá cả.
  • Vượt qua lạm phát: Đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng là một cách đánh bại lạm phát. Các chuyên gia tài chính cho rằng khi đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng thì tiền của bạn có một sự tăng trưởng đáng kể ngoài lạm phát.

Hướng dẫn chọn cổ phiếu tăng trưởng

Phương pháp chọn cổ phiếu tăng trưởng được không ít nhà đầu tư áp dụng đó là chọn cổ phiếu CANSLIM của nhà đầu tư J.O’Neil.

CANSLIM chính là bộ nguyên tắc chọn lựa cổ phiếu tăng trưởng theo xu hướng gồm 7 chữ cái viết tắt cho 7 nguyên tắc lựa chọn. Cụ thể:

  • C – Current Quarterly Earnings per Share – Lợi tức trên cổ phần quý hiện tại
  • A - Annual earnings growth – tăng trưởng lợi nhuận hằng năm
  • N – New products, New Management, New Highs – sản phẩm mới, quản lí mới, mức giá mới
  • S – Share outstanding – số lượng cổ phiếu lưu hành
  • L – Leading industry – Cổ phiếu dẫn đầu ngành
  • I – Institutional Sponsorship – sự ủng hộ của các định chế tài chính
  • M – Market direction – định hướng thị trường.

CANSLIM là bộ nguyên tắc hoạt động kết hợp giữa hai yếu tố định lượng và định tính. Để tìm kiếm một cổ phiếu đáp ứng đầy đủ các yếu tố này không hề đơn giản. Chính vì thế nhà đầu tư cần phải kết hợp nhiều cách phân tích, nghiên cứu thông tin để đưa ra quyết định chọn lựa cổ phiếu đúng đắn.

So sánh cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu giá trị

Trái ngược với cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu giá trị, dưới đây là một vài thông tin so sánh hai loại cổ phiếu:

Tiêu chí

Cổ phiếu tăng trưởng

Cổ phiếu giá trị

Định giá

Định giá cao

Định giá thấp

Công ty phát hành

Có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc so với thị trường

Có hoạt động kinh doanh ổn định, tính bền vững cao, không có nhiều sự thay đổi trong chiến lược phát triển

Rủi ro

Rủi ro cao

Rủi ro thấp

Lợi nhuận

Lợi nhuận cao, ngắn hạn

Lợi nhuận thấp, dài hạn

Quy mô

Công ty vừa và nhỏ, thị trường mới nổi

Quy mô lớn, vốn hóa lớn

Nhìn chung, mỗi loại cổ phiếu sẽ có ưu nhược điểm nhất định. Các nhà đầu tư có thể cân nhắc đưa cả hai loại cổ phiếu này vào danh mục đầu tư để đa dạng hóa và phù hợp với từng giai đoạn của thị trường.

Dự đoán các mã cổ phiếu tăng trưởng tốt cuối năm 2022

Trong 6 tháng đầu năm 2022, sự phục hồi kinh tế của Việt Nam có những dấu hiệu tích cực. Trong ngành ngân hàng, cổ phiếu được đánh giá mang lại cơ hội đầu tư tiềm năng. Các cổ phiếu tiềm năng tăng trưởng được các chuyên gia phân tích gợi ý bao gồm: ACB, MBB, VPB.

Sau khi hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực bất động sản được nhà nước xử lý sự phân hóa trong ngành này diễn ra rõ rệt. Về lâu dài, tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực bất động sản vẫn rất lớn bởi quá trình đô thị hóa nhanh ở Việt Nam (bất động sản nhà ở) và làn sóng đầu tư FDI vào Việt Nam (bất động sản khu công nghiệp). Đối với giai đoạn nửa cuối năm 2022, nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp bất động sản đang ở chu kỳ bán hàng thay vì giai đoạn triển khai dự án như: SZC, KBC, VGC).

Thêm vào đó, trong nửa cuối năm 2022, áp lực lạm phát lớn dẫn đến giá hàng hóa nguyên vật liệu tiếp tục giữ ở mức cao. Các nhóm cổ phiếu được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng thuộc các ngành như hóa chất (CSV, DDV, DGC), thủy sản (VHC, ANV), thịt lợn (DBC).

Ví dụ về cổ phiếu tăng trưởng

Cổ phiếu tăng trưởng nào tiềm năng hiện nay?

Cổ phiếu tăng trưởng có rủi ro không?

Tiềm năng tăng trưởng cao đồng nghĩa với việc rủi ro cao hơn. Điều này đúng trong trường hợp của các cổ phiếu tăng trưởng. Cụ thể các công ty sẽ sử dụng các chiến lược quản trị rủi ro để hỗ trợ các mục tiêu tăng trưởng tích cực của họ. Do đó, trong danh mục đầu tư, cổ phiếu này được phân loại là một khoản đầu tư rủi ro.

Ngoài ra các công ty tăng trưởng không chia cổ tức. Thay vào đó, họ tái đầu tư số tiền đó để hỗ trợ tăng trưởng. Điều này cũng có nghĩa là nếu công ty xảy ra tình trạng mất giá trong dài hạn thì các nhà đầu tư có xu hướng mất một phần đáng kể tiền của họ mà không có lợi nhuận, kể cả từ cổ tức.

Hết các cổ phiếu tăng trưởng đều được phát hành bởi các công ty đang trong giai đoạn phát triển còn khá non nớt và chưa thực sự ổn định. Điều này khiến các cổ phiếu này dễ bị “bay hơi” và bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thị trường.

Với thông tin được chỉa sẻ trong bài viết, tin rằng bạn đã hiểu biết cổ phiếu tăng trưởng là gì, đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của cổ phiếu tăng trưởng. Đây chắc chắn là loại cổ phiếu tiềm năng nên nhà đầu tư có thể cân nhắc đầu tư.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *