Nâng hạng chứng khoán là gì? Điều kiện nâng hạng thị trường chứng khoán
Mục lục [Ẩn]
Nâng hạng chứng khoán là gì?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu khái niệm nâng hạng thị trường chứng khoán, hãy cùng tìm hiểu cách xếp hạng thị trường chứng khoán trên thế giới. Hiện nay, các thị trường chứng khoán trên thế giới được phân cấp thành 3 loại chính:
- Thị trường cận biên: nhóm thị trường đang trong giai đoạn đầu phát triển và mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài
- Thị trường mới nổi: nhóm thị trường đang trong quá trình cải thiện tính thanh khoản, tăng quy mô vốn hóa, mở cửa nhiều hơn cho nhà đầu tư nước ngoài và có khuôn khổ pháp lý tiến bộ hơn so với nhóm thị trường cận biên
- Thị trường phát triển: nhóm thị trường tạo ra khả năng tiếp cận cao nhất cho nhà đầu tư nước ngoài, quy mô và thanh khoản cao, đảm bảo các điều kiện phát triển của thị trường và nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang thuộc nhóm thị trường cận biên.
Hiện nay việc đánh giá và phân loại nhóm thị trường do 3 tổ chức lớn trên thế giới thực hiện bao gồm: MSCI, FTSE và S&P Dow Jones dựa trên một số khía cạnh cơ bản như: tính ổn định chính trị, quy mô thị trường, sự phát triển kinh tế, tính thanh khoản, khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài, khả năng lưu chuyển vốn và hiệu quả vận hành.
Nâng hạng thị trường chứng khoán được hiểu là quá trình tăng thứ hạng của thị trường chứng khoán của một quốc gia theo đánh giá tổ chức xếp hạng uy tín. Quá trình này được xét, đánh giá bởi các tổ chức uy tín trên thế giới.
Nâng hạng chứng khoán là gì?
Tại sao cần nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam?
Không phải ngẫu nhiên mà việc nâng hạng thị trường chứng khoán trở thành mục tiêu quan trọng của nền kinh tế. Có 2 nguyên nhân chính khiến việc nâng hạng thị trường chứng khoán trở nên cấp thiết:
Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Khi nâng hạng thị trường chứng khoán, dòng vốn đầu tư vào thị trường sẽ ổn định hơn. Đồng thời các nhà đầu tư sẽ nhận thấy tiềm năng phát triển của thị trường, đặc biệt là các nguồn đầu tư thụ động như ETF.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang thuộc thị trường cận biên và có mục tiêu nâng cấp lên thị trường mới nổi. Đây là thị trường chứng khoán có tiềm năng phát triển và quy mô lớn hơn nhiều. Mặc dù chỉ chênh lệch 1 bảng xếp hạng tuy nhiên số vốn đầu tư vào thị trường mới nổi cao hơn rất nhiều so với vốn đầu tư vào thị trường cận biên. Các công ty đầu tư thường ưu tiên và tập trung vào các thị trường mới nổi.
Tạo động lực để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển
Thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có thể nâng hạng nếu đáp ứng các tiêu chí đưa ra. Đây cũng là nguồn động lực to lớn và tạo áp lực cho thị trường Việt Nam buộc phải thay đổi, phát triển một cách toàn diện từ khung pháp luật, hệ thống giao dịch…
Thông qua sự xếp hạng thị trường, các tổ chức xếp hạng cũng giúp Việt Nam hiểu được tình hình thị trường chứng khoán trong nước so với thế giới. Từ đó, chính phủ có thể đưa ra các chính sách phù hợp.
Điều kiện nâng hạng thị trường chứng khoán
Để có thể nâng hạng thị trường chứng khoán chỉ có thể được thực hiện nếu đáp ứng đủ 3 tiêu chí do hệ thống phân loại theo MSCI đưa ra:
- Trình độ phát triển kinh tế: Tiêu chí này chỉ áp dụng khi đánh giá thị trường phát triển.
- Quy mô và tính thanh khoản của thị trường. Trong đó:
- Quy mô công ty: Có giá trị vốn hóa từ 1269 tỷ USD.
- Quy mô giao dịch cổ phiếu: Giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng đạt ít nhất 635 triệu USD.
- Tính thanh khoản: Bình quân hàng năm đạt 15% giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng.
- Khả năng tiếp cận thị trường: được thể hiện thông qua 5 khía cạnh: mức độ mở đối với vốn sở hữu nước ngoài, mức độ dễ dàng trong việc luân chuyển dòng vốn vào hoặc ra thị trường, hiệu quả của hệ thống vận hành, môi trường cạnh tranh, tính ổn định của thể chế.
Tại sao Việt Nam vẫn chưa được thăng hạng thị trường chứng khoán?
Theo bảng kết quả phân loại thị trường của FTSE vào tháng 3/2022 thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa được thăng hạng do chưa đáp ứng được 3 tiêu chí: tính thanh khoản bù trừ, cho phép bán khống và thị trường chứng khoán phái sinh phát triển. Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn 8 tiêu chí “hạn chế” trong 21 tiêu chí phân hạng của FTSE.
Thị trường chứng khoán Việt Nam cần đáp ứng thêm một số điều kiện để được nâng hạng chứng khoán
Các yếu tố này khó có thể được giải quyết trong ngắn hạn mà cần có thêm thời gian để thị trường chứng khoán Việt Nam cải thiện và đáp ứng dần các tiêu chí trên. Một tín hiệu đáng mừng là trong thị trường mới nổi nhóm 2, có một số quốc gia không thỏa mãn hết các tiêu chí của FTSE nhưng vẫn được nâng hạng như Trung Quốc (6 tiêu chí chưa đạt, 1 tiêu chí hạn chế), Ấn Độ (6 tiêu chí chưa đạt, 3 tiêu chí hạn chế), Indonesia và Philippines (2 tiêu chí chưa đạt, 5 tiêu chí hạn chế), trong đó bao gồm cả 3 tiêu chí mà Việt Nam chưa đạt ở trên. Do đó, các nhà phân tích nhận định rằng thị trường chứng khoán Việt Nam hoàn toàn có cơ hội nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng thị trường trong thời gian tới.
Nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ mang đến cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể đạt được các tiêu chí nâng hạng chứng khoán, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc hoàn thiện hành trang pháp lý, các thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất