avatart

khach

icon

Tài khoản ký quỹ là gì? Hướng dẫn hạch toán tài khoản ký quỹ

Chứng khoán

- 09/11/2022

0

Chứng khoán

09/11/2022

0

Ký quỹ là một thuật ngữ không mấy xa lạ trên thị trường tài chính và được pháp luật quy định cụ thể. Trong đó, tài sản ký quỹ là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy tài sản ký quỹ là gì?

Mục lục [Ẩn]

Tài khoản ký quỹ là gì?

Đầu tiên, ký quỹ được hiểu là một trong các biện pháp nhằm mục đích để các chủ thể đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bao gồm các hoạt động cụ thể như: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản. 

Tài khoản ký quỹ chính là tài khoản được Ngân hàng mở, sử dụng và quản lý dựa theo đúng yêu cầu hoặc theo thỏa thuận khác với các đối tượng khách hàng nhằm mục đích cụ thể đó là để chứng minh năng lực tài chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh. 

Tài khoản ký quỹ

Tài khoản ký quỹ là vấn đề nhiều người băn khoăn

Hướng dẫn hạch toán tài khoản ký quỹ theo quy định pháp luật

Căn cứ vào Điều 49 Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính quy định cụ thể về tài khoản 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược có 2 nguyên tắc trong quá trình hạch toán tài khoản ký quỹ như sau:

Thứ nhất: Nguyên tắc kế toán

  • Tài khoản 224 được sử dụng với mục đích phản ánh số tiền hoặc giá trị tài sản mà doanh nghiệp đem đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược tại các doanh nghiệp, tổ chức khác trong các quan hệ kinh tế theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Các khoản tiền, tài sản đem cầm cố, thế chấp ký quỹ, ký cược đều sẽ cần phải được theo dõi chặt chẽ và các khoản tiền, tài sản đem cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược sẽ kịp thời thu hồi khi hết thời hạn. Trong trường hợp khi các khoản ký quỹ, ký cược doanh nghiệp được quyền nhận lại nhưng quá hạn thu hồi thì doanh nghiệp đó sẽ được trích lập dự phòng như đối với khoản nợ phải thu khó đòi.
  • Doanh nghiệp cũng sẽ cần phải theo dõi chi tiết các khoản cầm cố, thế chấp ký cược, ký quỹ từng loại, từng đối tượng, kỳ hạn, nguyên tệ. Khi các doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính, những khoản có kỳ hạn còn lại dưới mức 12 tháng được phân loại là tài sản ngắn hạn; những khoản có kỳ hạn còn lại từ 12 tháng trở lên thì sẽ nhận được phân loại là tài sản dài hạn. 
  • Đối với tài sản được các chủ thể đưa đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược được phản ánh theo giá đã ghi sổ kế toán của doanh nghiệp. Khi xuất tài sản phi tiền tệ mang đi để thực hiện cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược ghi theo giá nào thì khi thu về ghi theo giá đó.

Khi nhận thấy có các khoản ký cược, ký quỹ bằng tiền hoặc tương đương tiền được quyền nhận lại bằng ngoại tệ thì sẽ cần phải thực hiện việc đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch). Trong khi đó, các tài sản thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sở hữu (ví dụ cụ thể như bất động sản) thì các chủ thể sẽ không ghi giảm tài sản mà theo dõi chi tiết trên sổ kế toán (chi tiết tài sản đang thế chấp và thuyết minh trên Báo cáo tài chính. 

Thứ 2: Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

  • Đối với bên Nợ:
    • Giá trị tài sản mang đi để thực hiện cầm cố, thế chấp hoặc số tiền đã ký quỹ, ký cược.
    • Chênh lệch tỷ giá hối đoái do việc đánh giá lại số dư các khoản ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp khi tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam)
  • Đối với bên Có:
    • Giá trị tài sản cầm cố hoặc số tiền ký quỹ, ký cược đã nhận lại hoặc đã thanh toán.
    • Khoản khấu trừ (phạt) vào tiền ký quỹ, ký cược tính vào chi phí khác.
    • Chênh lệch tỷ giá hối đoái do việc đánh giá lại số dư các khoản ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp khi tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).
  • Số dư bên Nợ: Giá trị tài sản còn đang cầm cố, thế chấp hoặc số tiền còn đang ký quỹ, ký cược.

Thứ 3: Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

  • Sử dụng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng để ký cược, ký quỹ ghi như sau:

Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

Có các TK 111, 112.

  • Trong trường hợp dùng tài sản cố định để thực hiện cầm cố, ghi như sau:

Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn tài sản cố định

Có các Tk 211, 213 (nguyên giá).

Lưu ý nếu thế chấp bằng giấy tờ (giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, tài sản) thì không phản ánh trên tài khoản này mà chỉ theo dõi trên sổ chi tiết.

  • Khi các chủ thể mang tài sản khác đi cầm cố, thế chấp ghi như sau:

Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (chi tiết theo từng khoản)

Có các TK 152, 155, 156

  • Khi các chủ thể nhận lại tài sản cầm cố hoặc tiền ký quỹ, ký cược:
  • Nhận lại số tiền ký quỹ, ký cược ghi như sau:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 224 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

  • Nhận lại tài sản cố định cầm cố, thế chấp ghi như sau:

Nợ các TK 211, 213 (nguyên giá khi chưa đi cầm cố)

Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (giá trị còn lại)

Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định (giá trị hao mòn)

  • Khi nhận lại tài sản khác mang đi cầm cố, thế chấp ghi như sau:

Nợ các TK 152, 155, 156…

Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (chi tiết từng tài khoản).

  • Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng những cam kết, bị phạt vi phạm hợp đồng trừ vào tiền ký quỹ, ký cược, ghi như sau:

Nợ TK 811 - Chi phí khác (số tiền bị trừ)

Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

  • Đối với trường hợp sử dụng khoản ký cược, ký quỹ thanh toán cho người bán, ghi như sau:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

  • Khi các chủ thể lập Báo cáo tài chính, nếu các khoản ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại có gốc ngoại tệ, kế toán phải đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính: 

Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi:

Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái 

Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

Có thể thấy, pháp luật đã ban hành những quy định cụ thể về hạch toán tài khoản ký quỹ. Những quy định rõ ràng như trên sẽ giúp quá trình hạch toán trở nên rõ ràng và minh bạch. 

Như vậy, chúng ta đã vừa tìm hiểu tài khoản ký quỹ là gì cùng những quy định cụ thể liên quan đến quá trình hạch toán tài sản ký quỹ. Việc hiểu đúng và nắm được những quy định liên quan đến vấn đề này giúp các công ty giao dịch một cách công khai, minh bạch và đúng pháp luật.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *