avatart

khach

icon

Có nên đầu tư cổ phiếu ngành bán lẻ? Top 3 cổ phiếu ngành bán lẻ hot nhất

Chứng khoán

- 22/11/2022

0

Chứng khoán

22/11/2022

0

Mục lục [Ẩn]

Cổ phiếu ngành bán lẻ là gì?

Bán lẻ được hiểu là các hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng. Ví dụ như: thực phẩm, thuốc, thiết bị điện tử, đồ gia dụng…

Trong đó, các doanh nghiệp bán lẻ là đơn vị trung gian nhập hàng từ nhà sản xuất rồi bán lại cho khách hàng qua hệ thống các kênh phân phối của họ. Một số loại hình kênh phân phối phổ biến có thể kể đến như cửa hàng bách hóa, máy bán hàng tự động hoặc bán hàng trực tuyến. Cổ phiếu ngành bán lẻ là cổ phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp bán lẻ.

Tổng hợp các mã cổ phiếu ngành bán lẻ được niêm yết trên thị trường

Những mã cổ phiếu ngành bán lẻ được giao dịch trên các sàn giao dịch chính có thể kể đến như:

Các mã cổ phiếu ngành bán lẻ trên sàn HSX

STT

Tên công ty

Mã chứng khoán

1

Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Bến Thành

BTT

2

Công ty Cổ phần Thương nghiệp Cà Mau

CMV

3

Công ty Cổ phần City Auto

CTF

4

Công ty Cổ phần Thế giới số

DWG

5

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

FRT

6

Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh

HAX

7

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động

MWG

8

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan

MSN

9

Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận

PNJ

Các mã cổ phiếu ngành bán lẻ trên sàn HNX

STT

Tên công ty

Mã chứng khoán

1

Công ty Cổ phần Thương mại Hóc Môn

HTC

2

Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức

TMC

Các mã cổ phiếu ngành bán lẻ trên sàn UPCOM

STT

Tên công ty

Mã chứng khoán

1

Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan

MHC

Top 3 mã cổ phiếu ngành bán lẻ tiềm năng nhất hiện nay

Trong các mã cổ phiếu ngành bán lẻ được niêm yết trên thị trường hiện nay có 5 mã cổ phiếu được đánh giá là tiềm năng nhất bao gồm

Mã cổ phiếu FPT - Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

FPT là tập đoàn bán lẻ hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: điện thoại di động, laptop, chuỗi nhà thuốc Long Châu với hệ thống phân phối khắp cả nước được thành lập năm 1988.

Vào năm 2006, cổ phiếu FPT chính thức được niêm yết trên sàn HOSE và trở thành một trong những cổ phiếu dẫn đầu trong ngành bán lẻ. Nhờ hoạt động trong nhiều lĩnh vực nên mã chứng khoán FPT có được sự đang dạng và ổn định trên thị trường. Theo báo cáo tài chính của FPT trong các năm gần đây, cổ phiếu FPT đang có mức giá khá cao và có xu hướng tăng trưởng rất tốt bất chấp tình hình dịch bệnh và các hoạt động chung bị ảnh hưởng.

Thông tin niêm yết cổ phiếu: 

  • Mã cổ phiếu: FPT
  • Sàn niêm yết: HOSE
  • Vốn hóa: 10.485 tỷ

Mã cổ phiếu PNJ - Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận

PNJ được biết đến là thương hiệu đi đầu trong lĩnh vực chế tác và bán lẻ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý được thành lập năm 1988. Sau hơn 34 năm hình thành và phát triển, PNJ đã chiếm lĩnh thị trường và trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ trang sức lớn nhất Việt Nam. Trong một vài năm trở lại đây, mặc dù cổ phiếu các nhóm ngành không có gì khởi sắc, thậm chí giảm liên tục thì giá cổ phiếu của Công ty PNJ Phú Nhuận vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt. Sở dĩ, doanh thu của PNJ có thể duy trì ổn định là do phân khúc khách hàng trung cấp đến cao cấp ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố lạm phát.

Thông tin niêm yết cổ phiếu:

  • Mã cổ phiếu: PNJ
  • Sàn niêm yết: HOSE
  • Vốn hóa: 27.824

Mã cổ phiếu MSN - Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan

Tập đoàn Masan nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bán lẻ được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng như: nước tương Chinsu, mì ăn liền Omachi… Đồng thời, doanh nghiệp này cũng sở hữu chuỗi cửa hàng bán lẻ Winmart được mua lại từ VinGroup. Ghi nhận cho thấy, thời gian gần đây hoạt động kinh doanh của Masan cho kết quả rất tích cực. Điều này khiến cho cổ phiếu của tập đoàn này tăng trưởng mạnh mẽ được nhiều nhà đầu tư săn đón.

Thông tin về cổ phiếu:

  • Mã cổ phiếu: MSN
  • Sàn niêm yết: HOSE
  • Vốn hóa: 159,742 tỷ

Có nên đầu tư vào cổ phiếu ngành bán lẻ? 

Có thể thấy, vào thời điểm dịch Covid 19 bùng phát, các mã cổ phiếu ngành bán lẻ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chủ yếu do lệnh giãn cách xã hội và chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn. Một số nguyên nhân có thể kể đến như: nhu cầu mua sắm các sản phẩm không thiết yếu giảm, lượt khách hàng tới các cửa hàng bán lẻ giảm, các cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa trong thời gian phong tỏa. Tính đến thời điểm hiện tại, ngành bán lẻ đã lấy lại được vị thế khi nền kinh tế hồi phục trở lại.

Cổ phiếu ngành bán lẻ tiềm năng

Lựa chọn cổ phiếu ngành bán lẻ là một sự đầu tư thông minh nhưng vẫn cần xem xét rủi ro

Cổ phiếu ngành bán lẻ đã và đang có sự bứt phá trở lại khi nền kinh tế phục hồi. Mặc dù vậy, nhà đầu tư cần tỉnh táo nghiên cứu, sàng lọc để lựa chọn ra những mã cổ phiếu tiềm năng và an toàn nhất.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *