Visa là gì? Trường hợp nào được miễn visa?
Mục lục [Ẩn]
Visa là gì?
Visa hay thị thực là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, là giấy tờ thể hiện sự cho phép một cá nhân thực hiện xuất cảnh hoặc nhập cảnh tại quốc gia cấp thị thực.
Theo quy định tại khoản 11 Điều 11 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì: Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Đây là một trong những loại giấy tờ bắt buộc mà cá nhân phải có khi có nhu cầu nhập cảnh vào quốc gia khác và lưu trú trong thời gian nhất định, trừ các trường hợp được miễn visa (miễn thị thực).
Hình ảnh minh họa visa Việt Nam
Mỗi quốc gia sẽ có những điều kiện để cấp thị thực khác nhau, tại Việt Nam, người nước ngoài muốn được cấp thị thực phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- Được mời, bảo lãnh bởi cơ quan, tổ chức cá nhân tại Việt Nam theo quy định trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
- Có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh trong các trường hợp sau:
- Giấy tờ chứng minh việc đầu tư với người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
- Giấy phép hành nghề với người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam.
- Giấy phép lao động với người nước ngoài vào lao động tại Việt Nam.
- Văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục với người nước ngoài vào học tập tại Việt Nam.
Có bao nhiêu loại visa hiện nay và thời hạn của chúng là bao nhiêu?
Hiện nay tùy vào mục đích nhập cảnh và lưu trú tại nước ngoài, cũng như đối tượng mà sẽ có các loại visa khác nhau. Hai loại visa phổ biến hiện nay là:
- Visa di dân: Loại visa dùng để nhập cảnh và cho phép định cư tại một quốc gia theo diện bảo lãnh như cha mẹ bảo lãnh con cái, diện vợ chồng…
- Visa không di dân: Đây là loại visa cho phép nhập cảnh vào một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Tùy vào từng mục đích nhập cảnh mà sẽ chia ra thành các loại sau:
- Visa du lịch
- Visa công tác, làm việc
- Visa thương mại
- Visa học tập
- Visa lao động thời vụ
- Visa cấp cho các chương trình trao đổi
- Visa ngoại giao, chính trị
- Visa theo diện điều trị, chữa bệnh
Mỗi loại visa sẽ có ký hiệu và thời hạn riêng, quy định về thị thực ở mỗi quốc gia cũng có thể khác nhau. Tại Việt Nam, visa được phân loại theo đối tượng và mục đích nhập cảnh, được quy định tại Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
Dưới đây là kí hiệu và thời hạn của một số loại visa phổ biến tại Việt Nam:
Ký hiệu của visa |
Đối tượng được cấp |
Thời hạn của thị thực |
LS |
Cấp cho đoàn luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. |
Không quá 5 năm |
ĐT1 |
Nhà đầu tư nước ngoài, người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quyết định của Chính phủ. |
|
ĐT2 |
Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp từ 50 đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư theo quyết định của Chính phủ. |
|
ĐT3 |
Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, người đại diện cho tổ nước nước ngoài đầu tư tại Việt Nam với vốn góp từ 03 đến dưới 50 tỷ đồng. |
Không quá 03 năm |
ĐT4 |
Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam với vốn góp trị giá dưới 03 tỷ đồng. |
|
DH |
Người vào thực tập, học tập. |
Không quá 12 tháng |
PV1 |
Phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam. |
|
PV2 |
Phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam. |
|
LĐ1 |
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không thuộc diện cấp giấy phép lao động. |
Không quá 02 năm |
LĐ2 |
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện có giấy phép lao động. |
|
DL |
Người vào du lịch |
Không quá 03 tháng |
Trên đây là một số loại visa mà Việt Nam cấp cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh vào Việt Nam. Đối với trường hợp người Việt Nam có nhu cầu ra nước ngoài và muốn xem thời hạn của visa, có thể tham khảo và liên hệ với đại sứ quán.
Thời hạn visa phụ thuộc vào mục đích nhập cảnh và lưu trú
Các trường hợp nào được miễn visa?
Miễn visa được hiểu là việc mà quốc gia cho phép công dân của nước khác nhập cảnh và lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần phải có thị thực, cũng như không cần đóng các khoản phí liên quan đến xuất, nhập cảnh.
Các trường hợp miễn visa thường gắn với các hiệp định thương mại tự do hoặc thỏa thuận hợp tác giữa các bên. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ miễn Visa cho người Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định trong đó có thể kể đến:
- Brunei miễn Visa với thời gian tạm trú dưới 14 ngày.
- Cambodia miễn Visa với thời gian tạm trú dưới 30 ngày.
- Indonesia miễn Visa với thời gian tạm trú không quá 30 ngày (không được gia hạn thời gian tạm trú).
- Lào miễn Visa với thời gian tạm trú dưới 30 ngày.
- Philippines miễn Visa với thời gian tạm trú dưới 21 ngày (áp dụng với các trường hợp hộ chiếu còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng và có vé máy bay khứ hồi hoặc sau đó tiếp tục đi nước khác).
- Singapore miễn Visa với thời hạn tạm trú dưới 30 ngày (áp dụng với các trường hợp có vé máy bay khứ hồi hoặc sau đó tiếp tục đi nước khác).
- Thái Lan miễn Visa với thời gian tạm trú dưới 30 ngày.
- Panama miễn Visa với thời gian tạm trú tối đa 90 ngày.
- …
Tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật thì người nhập cảnh sẽ được miễn visa trong một số trường hợp như sau:
- Miễn visa theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Miễn visa cho người sử dụng thẻ thường trú, thẻ thường trú theo quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
- Miễn visa cho người vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Miễn visa cho người nhập cảnh vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Miễn visa theo quy định về đơn phương miễn thị thực (Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
- Miễn visa đối với các trường hợp người nhập cảnh có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và vợ, chồng, con của họ.
- Miễn visa đối với các trường hợp người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
Vì sao khi xin visa phải mua bảo hiểm du lịch?
Dù bảo hiểm du lịch là sản phẩm tự nguyện nhưng tại một số quốc gia, đây là một trong những yêu cầu bắt buộc để xin visa nhập cảnh, trong đó có thể kể đến một số quốc gia thuộc khối Schengen, Mỹ, Úc, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Cuba hay Nhật Bản.
Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng nếu gặp các vấn đề về tai nạn, ốm đau… trong quá trình du lịch.
Dù vậy thì hiện nay có rất nhiều người cảm thấy lo ngại và không tình nguyện tham gia các gói du lịch, nhiều trường hợp miễn cưỡng tham gia chỉ để được chấp nhận thị thực. Điều này cũng là dễ hiểu khi khách du lịch chưa thực sự hiểu được mục đích của các gói bảo hiểm du lịch, cũng như e ngại về việc không được hưởng sự hỗ trợ kịp thời khi gặp vấn đề trong quá trình du lịch tại nước ngoài.
Tuy nhiên hiện nay hầu hết các công ty bảo hiểm đều liên kết với các Công ty Cứu trợ Quốc tế nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.
Ở Việt Nam, tuy không bắt buộc người nước ngoài phải nhập cảnh nhưng theo yêu cầu của các đại sứ quán, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ vẫn cung cấp các gói bảo hiểm du lịch với nhiều quyền lợi đa dạng, giúp bảo vệ khách du trong suốt chuyến đi.
Việc mua bảo hiểm du lịch dù không phải là yêu cầu bắt buộc tại tất cả các quốc gia nhưng khách du lịch vẫn nên cân nhắc tham gia loại sản phẩm này, để có được sự bảo vệ tốt nhất.
Phân biệt visa và passport
Visa thường được cấp kèm với hộ chiếu (passport) nên không ít người thường nhầm lẫn hay khái niệm này với nhau. Dù đều là những giấy tờ không thể thiếu khi thực hiện thủ tục xuất, nhập cảnh nhưng trên thực tế đây là hai loại giấy tờ hoàn toàn khác nhau.
Tiêu chí |
Visa |
Passport |
Khái niệm |
Chứng nhận do Chính phủ một nước cấp, cho phép người nước ngoài được nhập cảnh và lưu trú tại đất nước trong một khoảng thời gian nhất định. |
Giấy tờ do Chính phủ một nước cấp, cho phép công dân xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài. |
Cơ quan có thẩm quyền cấp |
Cơ quan đại diện của quốc gia muốn nhập cảnh, thông thường là Đại sứ quán. |
Chính phủ của một quốc gia, cơ quan trực tiếp cấp Hộ chiếu thường là Cục xuất nhập cảnh. |
Đặc điểm nhận dạng |
Được in thành sổ, gồm 28 trang, trong đó thể hiện đầy đủ thông tin của người được cấp như họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh… |
Được đóng hoặc dán vào một hoặc một số trang của hộ chiếu. |
Mục đích sử dụng |
Là giấy phép nhập cảnh công dân phải xuất trình khi muốn nhập cảnh vào một quốc gia (trừ những trường hợp được miễn). |
Có vai trò như giấy tờ tùy thân khi ra nước ngoài. |
Thời hạn sử dụng |
Tùy vào đối tượng, mục đích nhập cảnh và quy định của từng quốc gia. Tuy nhiên có thời hạn ít hơn hộ chiếu. |
Thường có thời hạn từ 5 đến 10 năm kể từ ngày cấp. |
Mối quan hệ giữa visa và passport |
Chỉ được cấp khi đã có hộ chiếu. Tuy một số quốc gia có quy định về việc cấp visa rời nhưng vẫn phải kẹp cùng với hộ chiếu hoặc xuất trình cùng hộ chiếu để thực hiện các thủ tục xuất, nhập cảnh. |
Được cấp trước hộ chiếu, là tài liệu cần có để được cấp visa. |
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc visa là gì, hiểu thêm về các loại visa hiện nay và phân biệt được sự khác nhau giữa visa và hộ chiếu.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất