avatart

khach

icon

Tiền là gì? Sự thật về tiền bạn nên biết

Tiền tệ

- 17/02/2023

0

Tiền tệ

17/02/2023

0

Tiền được ra đời khi nền kinh tế hàng hóa phát triển. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền.

Mục lục [Ẩn]

Kinh tế ngày càng phát triển dẫn tới các hoạt động trao đổi mua bán được diễn ra nhiều hơn. Tiền lúc này trở thành công cụ để hoàn thành các giao dịch mua bán. Tuy nhiên, liệu bạn đã thực sự hiểu rõ tiền là gì? Bản chất và chức năng của tiền?

Tiền là gì?

Tiền được ra đời khi nền kinh tế hàng hóa phát triển. Nó là vật ngang giá giúp bạn xác định giá trị của hàng hóa, dịch vụ và tiến hành trao đổi chúng. Thay vì mang theo những hành lý cồng kềnh cho những chuyến đi dài ngày thì chúng ta chỉ cần mang theo tiền để trao đổi những đồ dùng cần thiết trong chuyến đi.

Như vậy hiểu một cách đơn giản, tiền (money) là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao (có thể nói là cao nhất trong tất cả các loại tài sản) dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ. Bởi vậy tiền cũng được dùng để so sánh giá trị của hàng hóa và dịch vụ.

Tiền thường được Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi nhiều tài sản khác nhau và nó trở thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận.

Tiền mặt

Xét trong phạm vi kinh tế học, tiền được giải thích theo nhiều cách khác nhau dựa vào hình thái tồn tại của tiền. Cụ thể:

  • Tiền mặt: Là hình thái tồn tại của tiền ở dạng giấy hoặc kim loại (kẽm, đồng, bạc…). Hiện nay, tiền giấy là hình thái tồn tại phổ biến nhất của tiền. Tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, tiền giấy được sử dụng để thanh toán khi có sự trao đổi về hàng hóa và dịch vụ.
  • Tiền gửi ngân hàng: Là tiền của cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp gửi vào ngân hàng để thực hiện các giao dịch mà không cần đến tiền mặt. Loại tiền này hiện nay được ưa chuộng sử dụng nhờ ưu điểm nhanh gọn, tiết kiệm thời gian khi thực hiện giao dịch. Đặc biệt, tiền gửi ngân hàng hoàn toàn có thể quy đổi ra tiền mặt nhanh chóng và dễ dàng.
  • Những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền: Những tài sản như trái phiếu, tiền tiết kiệm, ngoại tệ, vàng… đều là những thứ có thể chuyển đổi thành tiền thông qua quá trình mua bán và theo tỷ lệ hối đoái tại các ngân hàng hoặc các tổ chức được Chính phủ cấp phép. Nếu lựa chọn đầu tư vào những dạng tài sản này, người đầu tư có thể thu về tiền cho mình.

Bản chất của tiền

  • Là vật ngang giá giúp thanh toán dịch vụ, hàng hóa trên thị trường
  • Thúc đẩy sự phát triển của các hình thái trao đổi hàng hóa ngang giá
  • Thỏa mãn các nhu cầu về xã hội như nhu cầu làm đẹp, nhu cầu mua sắm…
  • Quyết định được giá trị quy đổi tiền của một quốc gia
  • Giảm tình trạng lạm phát

=> Nói cách khác, bản chất của tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, được tách ra khỏi lưu thông để làm vật trao đổi ngang giá. Bạn có thể sử dụng tiền để quá trình trao đổi và mua bán hàng hóa diễn ra dễ dàng hơn.

Nguồn gốc và lịch sử của tiền

Có thể thấy, lịch sử của tiền trải qua rất nhiều hình thái tiền khác nhau, có loại tiền nhẹ nhất (lông chim) đến loại tiền nặng nhất (đá) trước khi xuất hiện tiền bằng kim loại và tiền giấy sau này. Có thể khái quát lịch sử của tiền qua các dấu mốc đáng chú ý sau đây:

  • Từ năm 600 TCN: đồng tiền kim loại xuất hiện. Tiền lúc này phổ biến là tiền xu được làm từ những kim loại quý như vàng, bạc. Giá trị của tiền xu lúc này được xác định bằng những hình người hoặc (con) thú in trên mỗi đồng tiền.
  • Năm 1200: Tiền bằng sắt được Trung Quốc đúc
  • Năm 600 - 1455: Tiền giấy hoặc giấy bạc lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc vào thời nhà Tống
  • Năm 1661: Tiền giấy bạc xuất hiện tại Châu Âu, được phát hành bởi ngân hàng Stockholms Banco ở Thụy Điển
  • Thập niên 1690: Mỹ đã in tiền giấy tại Khu Thuộc Địa Vịnh Massachusetts. Lúc này tiền giấy được sử dụng phổ biến hơn.

Riêng tại Việt Nam, tiền lần đầu được phát hành vào thế kỷ X. Đến năm 1396 thì tiền giấy đã xuất hiện.

Hiện nay, tiền giấy được lưu hành ở nhiều quốc gia, được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Ví dụng như Việt Nam sử dụng Polyme để sản xuất tiền giấy. Ngoài ra vẫn còn các nước sử dụng song song tiền xu và tiền giấy để trao đổi, thanh toán như Nhật Bản.

5 chức năng nổi bật của tiền 

Tiền có 5 chức năng quan trọng mà bạn cần biết để có thể sử dụng tiền một cách hiệu quả và không bị ảnh hưởng bởi sự vận hành của thị trường.

Tiền là thước đo giá trị

Tiền được sử dụng để làm thước đo giá trị hàng hóa. Muốn đo lường giá trị của hàng hoá, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Mỗi nước sẽ có những tờ tiền mang mệnh giá khác nhau với những giá trị trao đổi không giống nhau. Chẳng hạn tại Việt Nam hiện nay tiền giấy có 3 mệnh giá là 1000đ, 2000đ, 5000đ. Còn tiền Polyme có đa dạng mệnh giá hơn với những giá trị tiền cao hơn như 10.000đ, 20.000đ… hay mệnh giá lớn nhất là 500.000đ.

Tiền là thước đo giá trị

Ví dụ: 500.000 VNĐ bạn có thể mua một chiếc váy nhưng với 10 quả trứng bạn lại chỉ cần 30.000 VNĐ là đã có thể mua. Điều này cho thấy, mệnh giá khác nhau sẽ có giá trị trao đổi hàng hóa không giống nhau.

Tiền là phương tiện lưu thông

Trong trao đổi hàng hóa, tiền được biết tới là vật trung gian giúp trao đổi các sản phẩm, dịch vụ ngang giá. Dù ở bất kỳ thời kỳ nào, sự lưu thông của hàng hóa cũng đều cần đến tiền. Với vai trò trung gian, tiền sẽ giúp sự trao đổi hàng hoá giữa người này với người khác trở nên thuận lợi hơn.

Ví dụ: Người nông dân nuôi gà và sau đó bán gà để lấy tiền mua quần áo. Tiền lúc này đóng vai trò là vật trung gian giữa hàng hóa là gà và quần áo.

Tiền là phương tiện cất trữ

Tiền trở thành phương tiện cất trữ khi nó rút khỏi lưu thông. Khi tiền được sử dụng để cất trữ nghĩa là tiền giúp gia tăng của cải của người sở hữu.

Ví dụ: Bạn nuôi 10 con gà, sau đó và thu về 5 triệu đồng, Bạn không sử dụng 5 triệu này để lưu thông, mua hàng hóa khác mà dùng số tiền này để tích lũy bằng cách bỏ vào két sắt, bỏ vào ống heo hay gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Lúc này tiền đang thực hiện chức năng cất trữ.

Tiền là phương tiện thanh toán

Đây là chức năng được sử dụng nhiều nhất hiện nay của tiền. Thông qua tiền, chúng ta có thể thanh toán các dịch vụ, sản phẩm mà mình đang sử dụng. Chẳng hạn sử dụng tiền để thanh toán khi mua quần áo, giày dép… dùng tiền để thanh toán hóa đơn điện nước, hợp đồng bảo hiểm,...

Việc thanh toán của tiền sử dụng theo nhiều cách khác nhau như thanh toán tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán thông qua thẻ ngân hàng, qua séc…

Chức năng tiền tệ thế giới

Hoạt động buôn bán không chỉ diễn ra trong một khu vực địa lý nhất định mà có thể thực hiện trên phạm vi rộng, giữa các quốc gia với nhau. Chính việc này đã tạo nên chức năng tiền tệ thế giới của tiền.

Chức năng này được thể hiện khi các quốc gia có quan hệ buôn bán với nhau. Chức năng tiền tệ thế giới của tiền được thể hiện rõ nhất khi tiền đó được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, ví dụ như đồng USD, EURO, bảng Anh, yên Nhật... Khi đổi tiền của quốc gia này thành tiền của một quốc gia khác sẽ dựa vào tỷ giá hối đoái.

Tiền tệ thế giới

Ví dụ: Đô la Mỹ (USD, ký hiệu là $) hiện là đồng tiền được nhiều nước cho phép lưu hành và sử dụng. USD có nhiều mệnh giá khác nhau, cụ thể tiền xu có 1¢ (penny), 5¢ (nickel), 10¢ (dime), 25¢ (quarter), 50¢, tiền giấy có mệnh giá từ $1, $2, $5, $10, $20, $50, $100.

Theo tỷ giá hối đoái cập nhật ngày 16/2/2023 1 USD = 23.413 VNĐ

Bật mí những điều thú vị về tiền

Tiền được đo lường ra sao?

Tiền về cơ bản được đo lường chủ yếu theo 3 loại sau đây:

  • M1: bao gồm tất cả các mệnh giá về tiền như tiền xu, tiền giấy, tiền gửi không có kỳ hạn… Đây là loại tiền nhỏ nhất trong 3 loại và nó được sử dụng để thanh toán trong các giao dịch, chi tiêu hàng ngày.
  • M2: danh mục M2 mang tất cả số tiền có trong M1 để tạo ra các khoản tiền gửi có liên quan đến thời gian (nó hoạt động giống cơ chế của gửi tiền tiết kiệm). Bạn có thể chuyển hóa tiền có trong M2 thành tiền mặt nhanh chóng và dễ dàng.
  • M3: là loại tiền lớn nhất. Nó bao gồm M2 và thêm các khoản tiền gửi có kỳ hạn lớn, các thỏa thuận mua bán ngắn hạn (chứng khoán, cổ phiếu…)

Thông qua 3 hình thức tồn tại này của tiền, chúng ta có thể nắm bắt được tổng nguồn tiền trong một nền kinh tế hoặc rộng hơn là toàn bộ nguồn tiền mà một quốc gia sở hữu.

Tiền đang hoạt động như thế nào?

Tiền đang hoạt động muốn nói đến tiền đang lưu thông trên thị trường, bao gồm cả tiền xu và tiền giấy. Thông thường tại mỗi quốc gia sẽ có cơ quan quản lý và phát hành tiền. Chẳng hạn tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền và quản lý các chính sách liên quan về tiền tệ. Còn tại Mỹ, Ngân hàng Dự trữ Liên bang phân phối tiền mới cho Bộ Tài chính Hoa Kỳ.

Tiền sẽ hoạt động tùy vào nhu cầu về tiền của mỗi người theo ngày, theo tháng, theo năm, theo quý… Nhu cầu về tiền sẽ biến động tương ứng với tổng số tiền đang hoạt động trên thị trường.

Những đồng tiền nào đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay?

Hiện nay trên thế giới có những đồng tiền sau đây đang được sử dụng nhiều nhất:

  • USD (đô la Mỹ)
  • GBP (bảng Anh)
  • JPY (yên Nhật)
  • CNY (dân nhân tệ của Trung Quốc)
  • CAD (đô la Canada)
  • HKD (đô la Hồng Kông)
  • SGD (đô la Singapore)

Tiền là vật quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chúng tồn tại dưới nhiều hình thức và thực hiện đầy đủ các chức năng của mình.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *