avatart

khach

icon

Bản vẽ hoàn công là gì? Quy định về lập bản vẽ hoàn công

Đầu tư

- 28/02/2023

0

Đầu tư

28/02/2023

0

Bản vẽ hoàn công là một trong những cơ sở để đơn vị thi công và thiết kế công trình xây dựng nghiệm thu công trình đó. Vậy bản vẽ hoàn công là gì?

Mục lục [Ẩn]

Bản vẽ hoàn công là gì?

Căn cứ Khoản 4, Điều 2, Nghị định 06/2021/NĐ-CP, bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế. Bản vẽ hoàn công tiếng Anh là As-built Drawing.

Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm Lập nhật ký thi công xây dựng công trình và bản vẽ hoàn công theo quy định. Giám sát thi công xây dựng công trình có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, tài liệu (trong đó có bản vẽ hoàn công) phục vụ công tác đánh giá an toàn công trình cho tổ chức kiểm định làm cơ sở để lập đề cương đánh giá an toàn công trình.

Bản vẽ hoàn công cũng là một trong những tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng.

Bản vẽ hoàn công xây dựng

Bản vẽ hoàn công xây dựng

Quy định về lập bản vẽ hoàn công

Căn cứ Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về lập bản vẽ hoàn công như sau:

- Bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại và được các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn công nếu các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế.

- Nhà thầu thi công xây dựng được phép ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

- Nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục của Nghị định 06/2021/NĐ-CP trong các trường hợp cần thiết.

- Với các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.

- Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm:

  • Lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện
  • Không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.

Mẫu dấu bản vẽ hoàn công

Hiện nay, có 2 mẫu dấu bản vẽ hoàn công được quy định trong Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:

Mẫu số 1

TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG

BẢN VẼ HOÀN CÔNG

Ngày……tháng……năm……

Người lập
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

 

Chỉ huy trưởng công trình hoặc giám đốc dự án
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)
Tư vấn giám sát trưởng
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Ghi chú: Không áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.

Mẫu số 2

TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG

BẢN VẼ HOÀN CÔNG
Ngày……tháng…..năm…..
Người lập
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)
Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu phụ
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của tổng thầu
(Ghi rõ họ tên, chữ ký)

 

 

Tư vấn giám sát trưởng
(Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ ký)

Ghi chú: Áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng. Kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.

Thành phần ký bản vẽ hoàn công

Thành phần ký bản vẽ hoàn công

Giải đáp thắc mắc về bản vẽ hoàn công

Bản vẽ hoàn công gồm những gì?

Bản vẽ hoàn công bao gồm những thông tin về công trình xây dựng đã hoàn thành như:

  • Vị trí
  • Kích thước
  • Vật liệu
  • Thiết bị được sử dụng thực tế

Bản vẽ hoàn công có cần đóng dấu không?

Căn cứ Khoản 2, Khoản 3, Điều 27, Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định như sau:

“2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng và công trình xây dựng. Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu. Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảo hành và bảo trì.

3. Bản vẽ hoàn công được người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên xác nhận”.

Theo quy định trên thì bản vẽ hoàn công phải đóng dấu để phù hợp với quy định của pháp luật.

Bản vẽ hoàn công ai ký?

Thành phần ký bản vẽ hoàn công là người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư.

Bản vẽ hoàn công lập khi nào?

Bản vẽ hoàn công phải được lập ngay sau khi hoàn thành bộ phận hoặc hạng mục công trình xây dựng.

Như vậy, trong bản vẽ hoàn công sẽ thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, vật liệu, thiết bị sử dụng của công trình xây dựng. Dựa vào bản vẽ hoàn công thì đơn vị thi công và thiết kế công trình xây dựng có cơ sở để nghiệm thu công trình đó.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *