avatart

khach

icon

Tài sản là gì? Phân biệt tiêu sản và tài sản

Tài chính cá nhân

- 15/03/2023

0

Tài chính cá nhân

15/03/2023

0

Tài sản là những thứ mà bạn bỏ công sức, tiền bạc để sở hữu nó. Trong tương lai, nó sẽ mang lại thu nhập cho bạn.

Mục lục [Ẩn]

Các cá nhân dựa trên việc kinh doanh, đi làm để tạo nên của cải, tài sản. Vậy tài sản bao gồm những gì?

Tài sản là gì?

Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Như vậy theo quy định này, tài sản có thể là vật, tiền, quyền tài sản hoặc giấy tờ có giá. Còn đối với tài sản là bất động sản và động sản sẽ bao gồm như sau:

Tài sản là bất động sản bao gồm:

  • Đất đai
  • Tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng
  • Các hình thức tài sản khác theo quy định của pháp luật hiện hành

Tài sản là động sản sẽ bao gồm những tài sản không bao gồm bất động sản.

Ví dụ: Công ty A sản xuất, kinh doanh bánh kẹo thì nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất, quyền sở hữu đất… chính là tài sản của công ty A.

Hay trong cuộc sống, nhà cửa, xe ô tô, xe máy, máy móc, thiết bị sản xuất, đất đai, tiền,… đều là tài sản.

Phân loại tài sản

Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015, tài sản được phân loại như sau:

Tài sản là vật

  • Vật chính và vật phụ: Vật chính là vật độc lập và có thể khai thác theo công dụng hoặc tính năng. Vật phụ phục vụ trực tiếp cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
  • Vật chia được và vật không chia được: khi vật chia được bị phân chia nhưng vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Vật không chia được là vật khi bị phân chia không giữ nguyên được các đặc điểm ban đầu.
  • Vật tiêu hao và vật không tiêu hao: khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu là vật tiêu hao. Vật không tiêu hao là khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
  • Vật cùng loại và vật đặc định: những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường được gọi là vật cùng loại. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng như ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
  • Vật đồng bộ: là vật trong đó các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành một chỉnh thể. Nếu thiếu một trong các phần hoặc bộ phận không đúng quy cách thì không sử dụng được. Khi đó giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.

Tài sản là tiền

  • Tiền là vật ngang giá có giá trị trao đổi

Tài sản là giấy tờ có giá

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN, pháp luật quy định về giấy tờ có giá như sau:

  • Giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu…) là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành giấy tờ có giá đối với người sở hữu giấy tờ có giá. Trong đó, có quy định về thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác mà hai bên đã ký kết.

Tài sản là quyền tài sản

Theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, quyền tài sản được định nghĩa là quyền trị giá được bằng tiền. Bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Quy định về quyền sở hữu tài sản 

Căn cứ theo Điều 158, Điều 159 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, chủ sở hữu tài sản có quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Trong đó: 

  • Quyền chiếm hữu là quyền chi phối tài sản trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Trong đó bao gồm quyền chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu.
  • Quyền sử dụng là quyền được khai thác và sở hữu các lợi tức mà tài sản mang lại
  • Quyền định đoạt bao gồm quyền chuyển giao tài sản, từ bỏ quyền sở hữu hoặc tiêu hủy tài sản.

Quy định về sở hữu tài sản

Ngoài ra, quyền sở hữu tài sản còn có quyền khác đối với tài sản là chủ thể có quyền trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.

Quyền khác đối với tài sản bao gồm:

  • Quyền đối với bất động sản liền kề
  • Quyền hưởng dụng
  • Quyền bề mặt

Phân biệt tài sản và tiêu sản

Về bản chất

  • Tài sản là những thứ mà bạn bỏ công sức, tiền bạc để sở hữu nó. Trong tương lai, nó sẽ mang lại thu nhập cho bạn.

Ví dụ: Bạn C bỏ tiền mua cổ phiếu của nhãn hàng Vinamilk, cổ phiếu tăng bạn C sẽ kiếm được lợi nhuận

  • Tiêu sản là những thứ mà bạn sử dụng tiền của mình để sở hữu chúng. Trong tương lai, bạn cần bỏ thêm các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng… để duy trì hoạt động cho tiêu sản đó.

Ví dụ: Anh B mua một chiếc ô tô để phục vụ nhu cầu đi lại của gia đình. Sau vài năm sử dụng, anh C cần tiêu tốn một khoản tiền để sửa chữa, bảo dưỡng để chiếc xe ô tô có thể tiếp tục sử dụng.

Phân biệt tiêu sản và tài sản

Về giá trị

  • Tài sản hướng tới giá trị lâu dài. Nó sẽ mang lại giá trị cao hơn gấp nhiều lần trong tương lai, giúp người sở hữu tăng thêm thu nhập.
  • Tiêu sản giảm dần giá trị trong tương lai. Khi bán tiêu sản, chủ sở hữu cần chịu một khoản phí khấu hao tùy theo tình trạng hoạt động của tiêu sản đó.

Như vậy, tiêu sản là những thứ giúp bạn giải quyết các nhu cầu bức thiết trong cuộc sống. như ăn uống, nghỉ ngơi, đi lại… Còn tài sản là những thứ mang lại lợi nhuận cho bạn trong tương lai.

Ngoài ra, trong cuốn sách “Rich Dad, Poor Dad” của Robert Kiyosaki đã nói rất rõ ràng điểm khác biệt khi có dư tiền.

“ Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ đó là tài sản, người nghèo thì chỉ toàn chi phí.”

Khi dư tiền, lựa chọn của người giàu, người trung lưu, người nghèo có những suy nghĩ và cách làm không giống nhau:

  • Người giàu: mua những tài sản mang lại giá trị trong tương lai cho mình như cổ phiếu, chứng khoán…
  • Người trung lưu: mua nhà, mua xe
  • Người nghèo: trang trải cuộc sống thương ngày, không có đủ tiền để mua và sở hữu tài sản cũng như tiêu sản

Cách “biến” tiêu sản trở thành tài sản

Trong cuộc sống, nên chuyển tiêu sản trở thành tài sản để gia tăng giá trị của nó và kiếm thêm thu nhập phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Và để thực hiện được điều này bạn có thể tham khảo các giải pháp sau:

  • Điện thoại là tiêu sản, ngoài việc sử dụng cho mục đích theo dõi tin tức, liên lạc, tương tác mạnh xã hội thì bạn có thể sử dụng điện thoại thông minh để livestream bán hàng online để mang lại thu nhập hoặc quay video, chỉnh sửa video đăng trên các nền tảng có tính năng kiếm tiền.
  • Máy tính là tiêu sản hãy sử dụng nó để phục vụ công việc, sáng tạo các nội dung trên Blog, làm Freelancer tại nhà bên cạnh đáp ứng các chức năng giải trí như chơi trò chơi…
  • Mua chung cư, mua đất có thể sử dụng cho thuê khi chưa cần sử dụng đến để tạo ra nguồn thu nhập thụ động cho mình….

Qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn tài sản là gì và cách để biến tiêu sản trở thành tài sản. Hãy tận dụng những thứ tiêu sản của bạn để trở thành tài sản trong tương lai.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *