avatart

khach

icon

Giải thích 18 thuật ngữ bảo hiểm chính

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

- 01/09/2020

0

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

01/09/2020

0

Trình bày đầy đủ nhất, rõ ràng nhất về kinh doanh bảo hiểm là gì, các loại hình kinh doanh bảo hiểm và các thuật ngữ bảo hiểm khác.

Mục lục [Ẩn]

Bảo hiểm đang là một trong những ngành thu hút được sự quan tâm khá lớn của tất cả mọi người. Đây không chỉ là một kênh huy động vốn hiệu quả mà nó còn là một biện pháp giúp con người được chia sẻ những rủi ro từ cộng đồng, công ty bảo hiểm… Bên cạnh đó, kinh doanh bảo hiểm cũng đang là một trong những ngành có sức hút lớn, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, bởi tính nhân văn chứa đựng trong sản phẩm cũng như khả năng đạt thu nhập "khủng” là rất lớn.

1. Kinh doanh bảo hiểm là gì? Các hình thức kinh doanh bảo hiểm

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Kinh doanh bảo hiểm còn là hình thức kinh doanh rủi ro, chia sẻ tổn thất với những người tham gia. Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm mang tính đặc thù, riêng có, vừa trừu tượng nhưng cũng rất cụ thể. Đây cũng là sản phẩm thực tế hơn tất cả những sản phẩm khác trên thị trường bởi những điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm luôn được thực thi kịp thời, hiệu quả.

Các hình thức kinh doanh bảo hiểm

  • Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
  • Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.
  • Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.

Tham khảo thêm "Các loại chứng từ trong bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa" để có thêm kiến thức khi cần.

thebank_myimagemin_1457489009

Bảo hiểm nhân thọ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết

2. Các thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm khác 

2.1. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.

2.2. Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.

2.3. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.

2.4. Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.

2.5. Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.

2.6. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2.7. Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.

2.8. Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2.9. Bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2.10. Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ.

2.11. Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.

2.12. Bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2.13. Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.

Xem thêm: Tổng hợp các loại hình bảo hiểm thương mại hiện nay.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm diễn ra trong thời gian qua cho thấy sự lớn mạnh không ngừng và tiềm năng phát triển của ngành bảo hiểm. Bên cạnh đó, sức ép thi trường và tính cạnh tranh cũng khá cao đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp, đại lý, trung tâm môi giới bảo hiểm cần phải hoạt động nỗ lực cũng như tăng dịch vụ khách hàng để phục vụ những “thượng đế” tốt hơn.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn bảo hiểm nhân thọ

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *