Các loại chứng từ trong bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa
Mục lục [Ẩn]
Hiện nay trong quá trình vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài dù bằng đường hàng không hay đường biển thì cũng không thể tránh được khỏi những nguy cơ gặp phải rủi ro. Để khắc phục những khó khăn khi vận chuyển hàng hóa, tránh các rủi ro xảy ra, tham gia bảo hiểm hàng hóa là một lựa chọn. Khi tham gia loại hình bảo hiểm này, chứng từ bảo hiểm là vấn đề cần quan tâm. Vậy bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa cần những giấy tờ chứng từ nào, bài viết sau sẽ cung cấp đầy đủ thông tin này.
Chứng từ bảo hiểm là gì?
Chứng từ bảo hiểm trong (Insurance Documents), đây là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm hàng hóa trong quá trình chuyên chở hàng hóa và cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm.
Trong trường hợp có xảy ra các tổn thất các tổ chức bảo hiểm phải nhận bồi thường những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho bên bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm. Tuy nhiên các công ty bảo hiểm sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý, nếu thiệt hại là do các trường hợp loại trừ của hợp đồng bảo hiểm.
Chứng từ bảo hiểm là gì?
Phân loại chứng từ bảo hiểm xuất khẩu hàng hóa
Có ba loại chứng từ bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu:
+ Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): Đây là loại bảo hiểm có giá trị nhiều nhất do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm, bao gồm các điều kiện chung quy định về trách nhiệm ràng buộc của người bảo hiểm. Bên cạnh đó còn có các điều kiện riêng biệt như phí bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, trị giá bảo hiểm, thông tin cụ thể về hàng đóng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, tên phương tiện chở hàng,..).
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): Là hợp đồng bảo hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu tại bất kì thời điểm nào trong một thời hạn nhất định (thường là một năm). Nội dung sẽ gần giống với các điều khoản của đơn bảo hiểm về đối tượng bảo hiểm, phí bảo hiểm, giá trị bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm được cấp trong mỗi chuyến hàng dựa trên hợp đồng bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm không có những điều khoản chung và có tính chất thường xuyên về quy định trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm, chỉ đưa ra những chi tiết ngắn gọn về các rủi ro được bảo hiểm
+ Phiếu bảo hiểm (Cover note): Đây là chứng từ do người môi giới bảo hiểm cấp trong khi chờ lập chứng từ bảo hiểm. Nó không phải là hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm phát hành, vì thế sẽ không có giá trị để giải quyết tranh chấp khi tổn thất xảy ra.
Phân loại chứng từ bảo hiểm xuất khẩu hàng hóa
Lưu ý khi sử dụng chứng từ bảo hiểm
- Tính chuyển nhượng: Trong thương mại quốc tế, người mua bảo hiểm có thể là một người còn người thụ hưởng bảo hiểm lại là người khác. Người mua bảo hiểm nhất thiết phải ký nhận thì mới đủ cơ sở pháp lý để người được chuyển nhượng đòi tiền bồi thường.
- Chứng từ bảo hiểm theo lệnh: Được sử dụng phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế vì tính linh hoạt và sử dụng dễ dàng.
- Chứng từ bảo hiểm đích danh: Không thể chuyển nhượng được nên không linh hoạt, do đó nó được dùng hạn chế.
- Chứng từ bảo hiểm vô danh: Đây là loại chứng từ mà chỉ cần ai sử dụng nó đều trở thành người hưởng lợi bảo hiểm do đó loại chứng từ này dễ bị lạm dụng. Chính vì thế nếu dùng phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, nên cân nhắc khi sử dụng tránh mất chứng từ gốc.
- Xuất trình bản gốc: Theo quy định phải xuất trình tất cả giấy tờ bản gốc thì mới có giá trị lưu thông, có giá trị chuyển nhượng.
- Số tiền bảo hiểm: Được quy định theo UCP (quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ), chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và phải cùng loại tiền với L/C. Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 110% của giá trị CIF, CIP hay giá trị hóa đơn. Tuy nhiên, số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn, tuy nhiên nếu số tiền bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm cũng càng cao.
Nhìn chung chứng từ bảo hiểm là một loại chứng từ thông dụng có giá trị pháp lý, trong một số tình huống có thể thay thế hợp đồng bảo hiểm quan trọng để chứng thực lô hàng hóa của mình nếu như có bất trắc xảy ra. Nếu khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào về các loại chứng từ bảo hiểm, có thể yêu cầu tư vấn miễn phí ngay dưới đây.
Giải đáp thắc mắc và tư vấn MIỄN PHÍ!!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất