avatart

khach

icon

Chủ doanh nghiệp cần biết gì về điều kiện bảo hiểm hàng hóa A,B,C?

Bảo hiểm phi nhân thọ

- 28/08/2019

0

Bảo hiểm phi nhân thọ

28/08/2019

0

Điều kiện bảo hiểm hàng hóa A B C được áp dụng cho các hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường nhưng ngoại trừ một số hàng hóa đặc biệt được quy định cụ thể. Đây cũng chính là điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm với những rủi ro có thể xảy ra với người được bảo hiểm. Mặc dù trách nhiệm bảo hiểm của 3 loại khá giống nhau nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ bạn nhất định phải biết.

Mục lục [Ẩn]

Đối với các chủ doanh nghiệp thì tìm hiểu về điều kiện bảo hiểm bảo hiểm hàng hóa A,B,C là vô cùng cần thiết. Đây cũng chính là điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm với những rủi ro có thể xảy ra với người được bảo hiểm. Hãy cùng TheBank tìm hiểu về vấn đề này ngay nhé!!!

Điều kiện bảo hiểm hàng hóa là gì?

Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với những rủi ro tổn thất của đối tượng bảo hiểm. Vì vậy, phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm phụ thuộc vào các điều kiện bảo hiểm hàng hóa mà các bên thoả thuận trong hợp đồng.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại nước ta đã được Bộ Tài chính ban hành và quy định rất rõ ràng theo bản “Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1990”. Quy tắc này được thành lập dựa trên điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm London ban hành ICC 1/11982. Nó bao gồm:

  • Điều kiện bảo hiểm A – Institute cargo clauses A (ICC-A)
  • Điều kiện bảo hiểm B – Institute cargo clauses B (ICC-B)
  • Điều kiện bảo hiểm C – Institute cargo clauses C (ICC-C)

Những lưu ý bảo hiểm hàng hóa điều kiện B nên biết

Trường hợp được đền bù của bảo hiểm hàng hóa A,B,C?

Về cơ bản khi mua 3 loại bảo hiểm này, người được bảo hiểm sẽ được đền bù tổn thất do những nguyên nhân có khả năng xảy ra cao khi vận chuyển bằng đường biển như cháy, nổ, va chạm đá ngầm, động đất, phương tiện đường biển va chạm vào nhau,…. Cụ thể như sau:

 

  Bảo hiểm loại A Bảo hiểm loại B Bảo hiểm loại C

Nguyên nhân trực tiếp

Hi sinh tổn thất chung X X X
Ném hàng khỏi tàu (vứt xuống biển trong lúc vận chuyển) X X X
Hàng hóa bị thất lạc do tàu bị mất tích (trừ trường hợp bị cướp) X X X
Nước cuốn trôi khỏi tàu X X  
Nước tràn vào tàu, xà lan, hầm hàng hoặc nơi chứa hàng (trừ trường hợp nước mưa) X X  
Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi trong quá trình bốc xếp X X  
Hành vi chủ ý phá vỡ hàng của thủy thủ đoàn X    
Cướp biển X    
Các rủi ro phụ khác X    
  • Mất trộm, mất cắp
X    
  • Hư hỏng, đổ vỡ, cong, bẹp,…
X    
  • Không giao hàng, thiếu hàng
X    
  • Tất cả các rủi ro khác
X    

Nguyên nhân gián tiếp

Cháy, nổ X X X
Phương tiện vận chuyển bị mắc cạn hoặc bị đắm, lật úp X X X
Phương tiện di chuyển va vào nhau hoặc đâm phải các vật cản trên đường đi nhưng không phải nước X X X
Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp mặt X X X
Phương tiện vận chuyển bằng đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh trong quá trình di chuyển X X X
Động đất, núi lửa hoặc sét đánh trong quá trình vận chuyển X X  

Trường hợp cháy nổ tàu sẽ nhận được bảo hiểmTrường hợp cháy nổ tàu sẽ nhận được bảo hiểm

Lưu ý khi tham gia bảo hiểm hàng hóa A,B,C?

Mặc dù người được bảo hiểm sẽ nhận được đền bù khi có tổn thất xảy ra nhưng trong điều kiện bảo hiểm hàng hóa A B C cũng quy định rất rõ ràng về 7 trường hợp chung không nhận được đền bù, cụ thể như sau:

  1. Mất mát, hư hỏng hay chi phí được qui cho hành vi xấu cố ý của Người được bảo hiểm.
  2. Ðối tượng được bảo hiểm bị rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn thông thường.
  3. Mất mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra do việc đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng được bảo hiểm chưa đầy đủ hoặc không thích hợp (theo chủ ý của điều 4.3 này việc “đóng gói” phải được coi như bao gồm cả việc xếp hàng vào “container” hoặc “kiện gỗ” nhưng chỉ khi nào việc xếp hàng đó được thực hiện trước khi hợp đồng này có hiệu lực hoặc tiến hành bởi Người được bảo hiểm hoặc những người làm công cho họ).
  4. Mất mát hư hỏng hay chi phí gây ra bởi khuyết tật vốn có hoặc tính chất riêng của đối tượng được bảo hiểm.
  5. Mất mát hư hỏng hay chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ do một rủi ro được bảo hiểm gây ra (trừ những chi phí được chi trả theo điều 2 kể trên)
  6. Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của người Chủ tàu, người quản lý, nguwòi thuê hoặc người điều hành tàu.
  7. Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến trang gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/ hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặc tương tự.

Hàng hóa sẽ không được bảo hiểm vì hư hỏng do nổ bom hạt nhân

Hàng hóa sẽ không được bảo hiểm vì hư hỏng do nổ bom hạt nhân

Riêng bảo hiểm loại B và C còn có thêm phần “Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặc tương tự” cũng không nhận được đền bù.

Bảo hiểm hàng hóa đường biển - “Phương án B” cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Điều kiện bảo hiểm hàng hóa A B C cùng những trường hợp không nhận được bảo hiểm đã được quy định rất rõ ràng. Vì thế, là chủ doanh nghiệp bạn cần nắm rõ những điều trên để chọn mua loại bảo hiểm phù hợp trong trường hợp để tối đa hóa lợi nhuận nhé.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

3 (1 lượt)

3 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn bảo hiểm ô tô

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *