avatart

khach

icon

Có nên vay tín chấp để kinh doanh nhỏ hay không?

Kiến thức vay tín chấp

- 14/06/2019

0

Kiến thức vay tín chấp

14/06/2019

0

Có nên vay tín chấp để kinh doanh không là câu hỏi mà rất nhiều khách hàng thắc mắc hiện nay bởi mức lãi suất của hình thức cho vay này tương đối cao.

Mục lục [Ẩn]

Nhiều khách hàng lựa chọn hình thức vay tín chấp cá nhân để lấy vốn kinh doanh bởi đây là hình thức vay dễ dàng với thủ tục đơn giản và giải ngân nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó với việc lãi suất ở mức tương đối cao khiến câu hỏi có nên vay tín chấp để kinh doanh không trở nên đáng suy nghĩ hơn bao giờ hết.

Vay tín chấp để kinh doanh là gì?

Vay tín chấp để kinh doanh là phương án tốt, tạo điều kiện cho các bạn trẻ khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có nhiều tài sản để thế chấp có khả năng huy động nguồn vốn để phát triển doanh nghiệp. Tuy rằng mức lãi suất vay trả góp và các khoản phí phạt trễ hạn, phí tất toán trước hạn là khá cao, nhưng suy nghĩ theo hướng tích cực, doanh nghiệp có thể lấy đây làm động lực phấn đấu để phát triển và sinh lợi nhuận.

Vay tín chấp để kinh doanh khách hàng chỉ cần chứng minh được khả năng tài chính và nguồn trả nợ, không cần giấy phép kinh doanh hay bất cứ tài sản thế chấp nào.

Xem thêm: Vay tín chấp cho hộ kinh doanh ở đâu tốt nhất?

Vay tín chấp kinh doanh quán cafe

Vay tín chấp kinh doanh quán cafe

Có nên vay tín chấp để kinh doanh không?

Thực tế trên cho thấy, kiếm thêm tiền bằng nghề tay trái đang trở thành xu hướng đối với nhiều người. Trong khi đó, các ngân hàng lại đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tín chấp. Vì thế đây được xem là cơ hội cũng như giải pháp tối ưu đối với những khách hàng có nhu cầu kinh doanh nhỏ.

Khi vay tín chấp để kinh doanh, khách hàng cần chú ý đến mức lãi suất áp dụng cho thời gian vay, bởi hiện nay không ít ngân hàng áp dụng mức lãi suất rất hấp dẫn, nhưng chỉ kéo dài trong vài tháng đầu. Bên cạnh đó, việc lựa chọn phương thức trả lãi cũng khá quan trọng. Tùy vào khoản vay và thời hạn dài hay ngắn mà người vay có thể chọn phương thức tính lãi ban đầu hay giảm dần sao cho phù hợp.

Sản phẩm cho vay tín chấp tiêu dùng nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng, mua sắm, du lịch…của cá nhân để nâng cao chất lượng sống, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn. Dù vậy, nhược điểm của hình thức vay này là rủi ro khá cao nên mức lãi suất vì thế sẽ cao hơn so với vay thế chấp.

Nếu như áp dụng vay tín chấp vào mục đích kinh doanh thì bạn sẽ gặp không ít khó khăn về gánh nặng lãi suất và cả nguồn vốn lưu động. Bởi vì, đây là nguồn vốn vay tín chấp nên các ngân hàng thường hạn chế cho vay số tiền lớn mà chủ yếu chỉ cho vay từ 6 đến 10 lần thu nhập và những khoản vay này thường dao động từ 70 - 500 triệu VND.

Vay tín chấp ngân hàng để kinh doanh mặc dù còn tồn tại khá nhiều rủi ro, xong không thể phủ nhận được những lợi ích thiết thực mà hình thức này mang lại cho khách hàng khi cần vốn gấp. Nếu biết cách sử dụng nguồn tiền đi vay hiệu quả khách hàng không chỉ giải quyết được nhanh chóng các khó khăn về tài chính mà còn hoàn lại được số vốn đã vay ban đầu.

Vậy nên hay không nên vay tín chấp phù thuộc hoàn toàn vào khả năng phán đoán của bạn.

Vay tín chấp để kinh doanh là giải pháp tối ưu để kinh doanh nhỏ

Vay tín chấp để kinh doanh là giải pháp tối ưu để kinh doanh nhỏ

Vay tín chấp kinh doanh dễ hay khó?

Vay tín chấp kinh doanh khá đơn giản. Không giống như vay thế chấp kinh doanh, người vay phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay, có hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp, có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được ngân hàng thẩm định tính khả thi, hiệu quả… thì với vay tín chấp kinh doanh khách hàng chỉ cần chứng minh được khả năng tài chính và nguồn trả nợ, không cần giấy phép kinh doanh hay bất cứ tài sản thế chấp nào.

Điều kiện và thủ tục vay vốn cũng đơn giản hơn vay thế chấp. Thời gian duyệt hồ sơ nhanh chóng giúp đáp ứng ngay nhu cầu về vốn và giúp người vay kịp thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Do vậy, hình thức này đặc biệt phù hợp với những hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng kinh doanh nhỏ hay những cá nhân kinh doanh trực tuyến.

Bên cạnh những lợi thế kể trên, thì người vay tín chấp kinh doanh cũng gặp phải khó khăn bởi hình thức vay tín chấp kinh doanh thường có lãi suất cao hơn so với các hình thức vay vốn ngân hàng khác. Chẳng hạn nếu như lãi suất vay thế chấp rơi vào khoảng 10 - 14%/năm thì lãi suất vay tín chấp kinh doanh có thể lên đến 20 - 23%/năm. Lãi suất cao cộng với việc phải trả lãi đều đặn và kéo dài có thể sẽ là một áp lực lớn đối với người đi vay.

Nhìn chung, mô hình kinh doanh nhỏ lẻ đang là xu hướng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Hơn nữa, các ngân hàng ở Việt Nam cũng đang rất khuyến khích việc vay tín chấp kinh doanh. Hình thức vay vốn này rất phù hợp với những loại hình kinh doanh nhỏ lẻ, tự kinh doanh, bán hàng trực tuyến hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh sẵn có. Nếu nhanh nhạy trong việc nắm bắt cơ hội và triển khai hiệu quả thì thành công sẽ đến nhanh chóng.

Trong khi đó, việc vay tín chấp đáp ứng mục đích kinh doanh - Dù khá dễ dàng, nhưng bản chất rủi ro vẫn luôn cận kề bởi khả năng mất vốn lên đến 70 - 80%. Khi đó, bạn vừa phải trả lãi, vừa mất vốn thậm chí phải bù tiền túi nếu như lỗ chồng lỗ, lãi chồng lãi.

Xem thêm: Vay tín chấp tối đa được bao nhiêu tại các ngân hàng

Vay tín chấp kinh doanh dễ hay khó?

Vay tín chấp kinh doanh dễ hay khó?

Điều kiện và thủ tục vay tín chấp để kinh doanh

Điều kiện

Mặc dù vay tín chấp kinh doanh trông có vẻ khá dễ dàng nhưng hình thức này cũng có những yêu cầu nhất định với người vay để đảm bảo đôi bên cùng có lợi:

  • Là công dân Việt Nam tuổi từ 20 - 60
  • Có địa điểm kinh doanh cố định
  • Có thời gian kinh doanh thực tế trên 6 tháng
  • Có hộ khẩu thường trú tại địa phương tham gia hoạt động kinh doanh
  • Tùy từng công ty tài chính sẽ có thêm những yêu cầu khác nhau nhưng đa phần chỉ là đảm bảo quyền lợi giữa 2 bên.

Thủ tục

  • CMND hay thẻ căn cước công dân
  • Hộ khẩu
  • Hóa đơn điện nước
  • Giấy phép kinh doanh (nếu có). Nếu có giấy phép kinh doanh thì đương nhiên số tiền bạn được vay sẽ cao hơn bởi độ tin tưởng lớn hơn.
  • Chứng nhận quyền sử dụng hoặc thuê mặt bằng
  • Những chứng từ thu nhập như: Nhật ký bán hàng, thu chi, hóa đơn bán lẻ...

Nhìn chung, mô hình kinh doanh nhỏ lẻ đang là xu hướng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Hơn nữa, các ngân hàng ở Việt Nam cũng đang rất khuyến khích việc vay tín chấp kinh doanh. Hình thức vay vốn này rất phù hợp với những loại hình kinh doanh nhỏ lẻ, tự kinh doanh, bán hàng trực tuyến hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh sẵn có. Nếu nhanh nhạy trong việc nắm bắt cơ hội và triển khai hiệu quả thì thành công sẽ đến nhanh chóng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay tín chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *