Gian lận thẻ tín dụng là gì? Làm sao để phòng tránh gian lận thẻ tín dụng?
Mục lục [Ẩn]
Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán thay thế cho tiền mặt phổ biến hiện nay. Bởi những tiện ích hấp dẫn mà nó mang lại cho người dùng nên thẻ tín dụng cũng là sản phẩm dễ xảy ra các vụ việc gian lận thẻ tín dụng. Vì vậy khách hàng hãy chủ động đề phòng gian lận, đây là việc quan trọng hơn là tìm cách chống đỡ khi sự việc đã xảy ra.
Gian lận thẻ tín dụng là gì?
Gian lận thẻ tín dụng là các hoạt động sử dụng công nghệ cao để đánh cắp thông tin thẻ tín dụng (Visa, MasterCad, ATM...) và thực hiện các giao dịch thanh toán, rút tiền bằng thẻ mà người thực hiện không phải là chủ thẻ, nhưng cuối cùng người chịu thiệt lại chính chủ thẻ chứ không phải ai khác.
Các hình thức gian lận thẻ tín dụng thường gặp
Dưới đây là một số hình thức gian lận thẻ tín dụng mà kẻ gian thường thực hiện đó là:
- Bị thanh toán, quẹt thẻ tại cửa hàng: Hiện nay quẹt thẻ khi mua sắm là thói quen của rất nhiều người. Tuy nhiên khi quẹt thẻ bạn cũng cần cảnh giác bởi bạn sẽ có nguy cơ cao lộ thông tin khi giao dịch, có thể dẫn tới nhiều vụ việc tiền “bốc hơi” trong tài khoản dù thẻ vẫn ở trong ví.
- Bị rút trộm tiền qua máy ATM: Khi rút tiền tại các cây ATM, bạn nên cảnh giác bởi nhiều đối tượng xấu sẽ gắn chíp tại cây ATM nhằm ăn cắp thông tin chủ thẻ và thực hiện các giao dịch rút tiền của bạn.
- Gian lận thẻ tín dụng trong thương mại điện tử: Đặt trộm vé máy bay và thanh toán trên website mua hàng online ở nước ngoài...
- Làm giả thẻ Visa, MasterCad: Hiện nay hình thức này cũng đang nở rộ. Theo đó một số đối tượng xấu, mạo danh nhân viên ngân hàng để gọi điện thoại, nhắn tin, gửi email tự xưng là cán bộ của ngân hàng để tiếp thị, chào mời khách hàng mở thẻ với nhiều ưu đãi. Sau khi bạn gửi hồ sơ thông tin qua đường bưu điện và thanh toán tiền làm thẻ cho các đối tượng với số tiền 1,65 triệu đồng thì bạn sẽ không thể liên hệ với số điện thoại đã gọi mời mở thẻ.
Những trường hợp chủ thẻ tín dụng, thẻ Visa bị trộm tiền chính là lời cảnh báo cho tất cả chủ thẻ khác phải có trách nhiệm tự bảo vệ tài khoản của mình trước tất cả.
Bị rút trộm tiền tại cây ATM là một trong những gian lận thẻ tín dụng
Bảo hiểm gian lận thẻ tín dụng tại các ngân hàng
Trước những nguy cơ trên, một số ngân hàng đã cung cấp dịch vụ bảo hiểm gian lận thẻ để bồi thường cho những khách hàng bị trộm tiền, giúp họ an tâm sử dụng thẻ tín dụng hơn.
Ngoại trừ các loại thẻ tín dụng hạng bậc cao như Platinum, Signature thì mỗi ngân hàng sẽ bồi thường một số tiền bảo hiểm khác nhau cho các chủ thẻ khi xảy ra gian lận thẻ tín dụng. Bảng dưới đây sẽ
Ngân hàng | Giá trị bồi thường | Điều kiện |
ACB |
Tối đa 9 triệu đồng/vụ, 35 triệu đồng/năm |
Đã có tổng doanh số chi tiêu đạt 10 triệu đồng trong 12 tháng; Báo với ACB trong vòng 12 tiếng khi xảy ra gian lận. |
BIDV | 5 triệu đồng/vụ, 20 triệu đồng/năm | |
Citibank |
Tùy loại thẻ số tiền bảo hiểm sẽ khác nhau, tối đa lên đến 50 triệu đồng/năm |
Báo với Citibank trong 12 tiếng sau khi có gian lận thẻ. |
LienVietPost Bank |
10 triệu đồng/năm |
Báo cáo với ngân hàng trong 12 tiếng khi có gian lận. |
HSBC |
20,000,000/vụ 230,000,000/năm/Tổng giới hạn |
Áp dụng cho Chủ Thẻ Tín Dụng Chính & Chủ Thẻ Tín Dụng Phụ được phát hành bởi Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Vietnam) tại Việt Nam, bao gồm các loại thẻ: Thẻ Tín Dụng HSBC Premier World Mastercard® Thẻ Tín Dụng HSBC Visa Bạch Kim |
VPBank |
Từ 10.000.000 đến 100 triệu đồng/vụ/năm |
Báo với VPBank trong vòng 24 tiếng khi có gian lận thẻ. |
Tuy nhiên, nếu bạn định chọn ngân hàng có bảo hiểm này để làm thẻ tín dụng thì cũng chỉ là giải pháp “chống đỡ” tạm thời. Không phải tất cả khách hàng đều được ngân hàng bồi thường, không phải ngân hàng nào cũng có bảo hiểm gian lận thẻ tín dụng. Vì vậy, tự bản thân hãy tìm cách để không bị rút trộm tiền thay vì dựa vào bảo hiểm.
Cách phòng chống gian lận thẻ tín dụng
Như vậy có thể thấy gian lận thẻ tín dụng rất nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến chủ thẻ, khiến chủ thẻ có nguy cơ đối diện với nợ nần. Do vậy, trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng chủ thẻ cần chú ý những vấn đề sau để phòng chống gian lận thẻ tín dụng:
- Khi giao dịch tại máy ATM: Kiểm tra khe cắm thẻ có kẹt hơn bình thường không, có camera trên bàn phím không, màn hình có lỗi không. Che tay lại khi nhập mã PIN. Nếu có dấu hiệu bất thường sau khi nhập PIN, hãy báo khóa thẻ;
- Khi quẹt thẻ qua POS: Hạn chế mua sắm tại cửa hàng nhỏ, ít người qua lại. Quan sát nhân viên khi họ cầm thẻ; lấy lại thẻ khi nhân viên có hành vi đáng ngờ;
- Khi mua hàng online: Xóa số CVV/CVC ở mặt sau thẻ và nhớ đăng ký dịch vụ 3D Secure. Không truy cập website không rõ nguồn gốc, chỉ mua sắm, thanh toán trực tuyến tại các website uy tín, chính thức của ngân hàng và các đơn vị bán hàng online đáng tin cậy có giao thức bảo mật https://. Không truy cập email, đường link lạ; không lưu thông tin thẻ trên điện thoại hay máy tính.
- Chủ thẻ nên sử dụng phần mềm chống virus trên máy tính và điện thoại, không trả lời email lạ hay bấm vào đường link không rõ ràng, yêu cầu nhập các thông tin cá nhân, thông tin thẻ.
- Chủ thẻ tuyệt đối không cung cấp các thông tin bảo mật lên các mạng xã hội, đây là môi trường tiềm ẩn nhiều rủi ro đến thẻ tín dụng.
Thẻ tín dụng không chỉ là công cụ cần thiết khi đi nước ngoài, nếu muốn tiết kiệm tiền khi mua sắm thì nó chính là lựa chọn tốt nhất. Còn rất nhiều lợi ích khác khi dùng thẻ tín dụng mà chỉ sau này mới thấy được, vì vậy bạn hãy thanh toán bằng thẻ nhiều hơn thay cho tiền mặt, hạn chế vay tiền từ thẻ tín dụng và trả đúng hạn cho ngân hàng để không bị tính lãi suất.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất