avatart

khach

icon

Những đối tượng nào không được vay vốn ngân hàng hiện nay?

Thị trường tài chính

- 24/02/2023

0

Thị trường tài chính

24/02/2023

0

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, các đối tượng không phải là pháp nhân như hộ kinh doanh, hộ gia đình,... là những đối tượng không được vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

Mục lục [Ẩn]

Khi các doanh nghiệp, cá nhân muốn phát triển kinh doanh và mở rộng sản xuất thì dịch vụ vay vốn ngân hàng là một giải pháp hàng đầu để có một khoản tiền lớn. Đây là hình thức vay vốn hấp dẫn được ưa chuộng nhất hiện nay, tuy nhiên khi vay vốn vẫn có một số điều kiện nhất định. Vậy những đối tượng nào không được vay vốn ngân hàng hiện nay?

Đối tượng nào không được vay vốn ngân hàng?

Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định cụ thể về chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân, cá nhân. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã sửa đổi bổ sung quy định về khách hàng vay tại tổ chức tín dụng chỉ là pháp nhân, cá nhân tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN.  Cũng tính từ ngày 15/3, các đối tượng không phải là pháp nhân (hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) chính là những đối tượng không được vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Trong đó quy định về vay vốn của tổ chức tín dụng, bao gồm:

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn sau đây:

Vay vốn phục vụ mục đích đầu tư, kinh doanh thuộc ngành, nghề bị cấm theo quy định của pháp luật

Các ngân hàng hiện nay chỉ cho phép vay đối với những ngành nghề không nằm trong danh mục bị cấm theo quy định của pháp luật. 

Lý giải cho điều này, phía ngân hàng và người đi vay đều hợp tác dựa trên uy tín chính vì vậy khoản vay cần minh bạch và người vay không được sử dụng khoản vay cho những mục đích bất hợp pháp.

Khoản vay nhằm thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi vi phạm pháp luật

Trong trường hợp bạn vay vốn để thanh toán các chi phí liên quan đến ngành nghề, dịch vụ mà nhà nước nghiêm cấm thì các ngân hàng chắc chắn sẽ không duyệt hồ sơ vay của bạn vì không đảm bảo được mục đích vốn vay.

Do đó, người vay cần chứng minh được mục đích sử dụng nguồn vốn một cách minh bạch và không phục vụ những hoạt động trái pháp luật.

Khoản vay để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh

Tương tự như hai trường hợp trên, các ngân hàng sẽ loại trừ hồ sơ vay của bạn nếu mục đích vay vốn của bạn là để sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề mà pháp luật nghiêm cấm đầu tư. Điều này đã được Ngân Hàng Nhà Nước quy định từ lâu.

Vay với mục đích mua vàng miếng

Trên thị trường hiện nay, vàng miếng là mặt hàng tương đối nhạy cảm. Để góp phần ổn định thị trường vàng và ngoại hối Ngân Hàng Nhà Nước đã kiểm soát hoạt động cho vay đối với mục đích mua vàng miếng. Cụ thể, theo điểm d khoản 1 Điều 9 Quy chế cho vay 1627 quy định các nhu cầu vốn không được cho vay bao gồm nhu cầu vay vốn để mua vàng; trừ trường hợp được Thống đốc NHNN chấp thuận cho phép vay vốn mua vàng để sản xuất vàng miếng, sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ và cho vay để nhập khẩu vàng nguyên liệu theo giấy phép của NHNN.

Khoản vay nhằm trả nợ tổ chức tín dụng cho vay

Đây là một trong những trường hợp bị pháp luật nghiêm cấm. Trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Vay với mục đích trả nợ khoản vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài

Trong những tình huống cấp bách, một số cá nhân lựa chọn việc vay vốn ngân hàng để trả nợ cho tổ chức tín dụng khác. Điều này nếu bị phát hiện chắc chắn ngân hàng sẽ từ chối khoản vay của bạn. 

Ngân hàng Nhà nước cũng quy định rằng, trường hợp vay phục vụ hoạt động kinh doanh, cá nhân có thể vay để đáp ứng nhu cầu vốn của chính cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ.

Điều này cũng có nghĩa là hộ gia đình muốn vay, cá nhân chủ hộ sẽ phải đứng tên, chịu trách nhiệm trả nợ với tư cách cá nhân hoặc phải chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Đối tượng không được vay vốn ngân hàng

Đối tượng nào không được vay vốn tại các tổ chức tín dụng

Đối tượng được vay vốn ngân hàng?

Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã quy định chủ thể vay vốn chỉ bao gồm cá nhân Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài, pháp nhân thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

“Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.

4. Có khả năng tài chính để trả nợ.

5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.”

Hiện nay, đối tượng vay vốn ngân hàng là một trong những vấn đề trọng điểm người dân quan tâm trên thị trường tài chính tiền tệ. Bởi lẽ, vay vốn ngân hàng tại các tổ chức tín dụng đang là nguồn vốn quan trọng cho các hộ kinh doanh cá thể. Theo thống kê, toàn quốc đang có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể hoạt động là những đối tượng không được vay vốn chịu tác động của Thông tư 39 này.

Đối tượng có pháp nhân mới được vay vốn

Những đối tượng có pháp nhân mới được vay vốn

Các hộ gia đình sẽ vay vốn như thế nào?

Mục đích khi ban hành Thông tư 39 là để phù hợp với những quy định mới của Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, và cũng phù hợp với những quy định chung của thế giới. Theo Bộ luật dân sự 2015, chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự, trong đó có bao gồm cả hợp đồng vay vốn từ các tổ chức tín dụng, chỉ bao gồm các cá nhân, pháp nhân đã được quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

Hộ kinh doanh phải chuyển thành doanh nghiệp để vay vốn

Hộ kinh doanh phải chuyển thành doanh nghiệp để vay vốn

Theo các quy định đã được ban hành trước đây, đối với hộ gia đình hay hộ kinh doanh thì chỉ cần chủ hộ đại diện gia đình ký hợp đồng vay vốn với tổ chức tín dụng. Tuy nhiên từ ngày 15/3/2017, khi Thông tư 39 có hiệu lực, nếu hộ gia đình hay hộ kinh doanh có một thành viên thì chỉ cần một người duy nhất ký hợp đồng với ngân hàng. Nhưng nếu hộ kinh doanh đó có nhiều thành viên thì bắt buộc tất cả các thành viên đều phải ký. Hoặc một người đứng tên đến ký hợp đồng vay vốn với ngân hàng và những người khác có giấy ủy quyền cho người đó.

Như vậy có thể thấy rằng, việc vay vốn của các hộ kinh doanh cá thể sẽ thay đổi về chủ thể vay vốn, không còn đứng tên chủ thể vay vốn là các hộ kinh doanh nữa mà sẽ là các cá nhân đứng ra vay vốn kinh doanh. Về nguyên tắc thì sẽ các tổ chức tín dụng sẽ vẫn đảm bảo nguồn vốn cho các hộ kinh doanh và không có thay đổi gì lãi suất khi các cá nhân vay vốn từ các tổ chức tín dụng.

Trên đây là những thông tin quan trọng về những đối tượng không được vay vốn và đối tượng được vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề quan trọng này.

Nếu bạn đang có nhu cầu vay vốn ngân hàng, hãy đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về các gói vay phù hợp với nhu cầu với mức lãi suất hấp dẫn nhất.

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay thế chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *