Những khó khăn của nhân viên tín dụng ngân hàng không phải ai cũng hiểu
Mục lục [Ẩn]
Nhân viên tín dụng hiểu một cách đơn giản là người tìm kiếm cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đồng thời hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của khách hàng.
Vậy công việc cụ thể của nhân viên tín dụng là gì?
Đầu tiên là tìm kiếm các cá nhân có nhu cầu mua nhà, mua xe hoặc doanh nghiệp cần đầu tư máy móc trang thiết bị hay đầu tư mua bán…Sau đó dựa trên khả năng tài chính, khả năng trả nợ, tài sản thế chấp để quyết định làm hợp đồng cho vay. Trong suốt quá trình đó nhân viên tín dụng phải kiểm tra và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn.
3 khó khăn và áp lực trong nghề của nhân viên tín dụng:
1. Sức ép công việc vô cùng lớn
>> Xem thêm: Một nhân viên tín dụng giỏi cần sở hữu những tố chất gì?
Công việc của nhân viên tín dụng
Đây là công việc đòi hỏi sự chính xác rất cao, liên quan đến tiền bạc, mang tiền tín dụng đi cho các cá nhân, tổ chức vay. Vì vậy phải chính xác từng chi tiết nhỏ nhất, từ khâu khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng đến giá trị của tài sản thế chấp để đưa đến kết luận cho vay. Chỉ cần sai một chi tiết, mọi khó khăn sẽ đổ lên đầu nhân viên tín dụng khi đứng trước nguy cơ khách hàng vỡ nợ.
2. Lương cao đến đâu cũng không đủ bù cho một khoản nợ xấu
Khi đã quyết định chấp nhận ký vào hồ sơ giải ngân thì cuộc sống của nhân viên tín dụng sẽ gắn liền với khách hàng. Nếu khách hàng khỏe mạnh, trả nợ được đúng hạn thì không sao, nếu khách hàng xảy ra vấn đề gì thì nhân viên tín dụng cũng sẽ lo lắng không yên.
3. Hoặc là mất việc hoặc là “Đâm lao phải theo lao”
>> Xem thêm: Sự thật về lương nhân viên tín dụng tại các Ngân hàng Thương Mại.
Trong suốt quá trình, nhân viên tín dụng phải chịu áp lực từ giải ngân, thu nợ đúng hạn, áp lực từ phía khách hàng và cả những áp lực từ cấp trên.
Khi khách hàng xảy ra vấn đề gì, họ sẽ đến ngân hàng nhờ hỗ trợ, vì họ biết ngân hàng không thể ngồi yên, bỏ lơ khách hàng. Có những cách giải quyết là hợp pháp tuy nhiên cũng có những cách là không hợp pháp mà ngân hàng cũng phải nhắm mắt làm ngơ.
Lúc này, nhân viên tín dụng hoặc là không đáp ứng, để phật lòng cấp trên hoặc là làm chấp nhận làm theo để có sự phát triển cho bản thân. Ở trong ngành, nay có khách hàng này mai có khách hàng kia đi tù, khi nhân viên tín dụng đã làm sai, họ phải loay hoay trong sai lầm đó không dứt ra được. Nghề hào nhoáng nhưng cũng ẩn chứa đầy những rủi ro mà chỉ những người trong nghề mới hiểu được.
Lời khuyên từ những nhân viên tín dụng đi trước
Mặc dù công việc áp lực nhưng nó như một cái duyên “Nghề chọn người” . Vì vậy nếu đã thực sự gắn bó với nghề thì sẽ quen với những khó khăn rủi ro đó, rèn luyện cho bạn một tinh thần thép. Bởi đây là một nghề không dành cho những ai “Yếu tim” thử sức.
Hiện nay, các ngân hàng ra sức tuyển nhân viên tín dụng, bởi sự đào thải của nghề này cũng rất lớn thậm chí có thể diễn ra trong thời gian ngắn. Nguyên nhân của vấn đề này là do rủi ro và áp lực của công việc , nhiều người không chịu nổi đã từ bỏ để chuyển sang bộ phận khác, lĩnh vực khác thậm chí là tự kinh doanh riêng.
Ngân hàng liên tục tuyển dụng vị trí nhân viên tín dụng
Tất cả đây chỉ là một phần rất nhỏ những gì mà một nhân viên tín dụng hàng ngày phải trải qua. Bởi vậy, đừng nhìn vào sự hào nhoáng bên ngoài mà vội đánh giá, nhận định công việc của những nhân viên tín dụng.
Đã có rất nhiều những chia sẻ của nhân viên trong nghề về công việc này. Tuy nhiên, rủi ro không bao giờ là báo trước. Vì vậy nhân viên tín dụng cần có bản lĩnh nhìn nhận vấn đề, sáng suốt đưa ra phương án giải quyết tốt nhất. Chỉ như vậy, bạn mới vững vàng vượt qua những khó khăn và trụ vững trong nghề.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất