avatart

khach

icon

Cần biết gì về cổ phiếu ưu đãi biểu quyết để hiểu rõ quyền lợi khi đầu tư?

Chứng khoán

- 26/03/2020

0

Chứng khoán

26/03/2020

0

Bạn cần biết gì cổ phiếu ưu đãi biểu quyết khi tham vào góp vốn hoặc sáng lập công ty cổ phần? Và lí do vì sao không phải ai cũng có thể sở hữu loại cổ phiếu này.

Mục lục [Ẩn]

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là gì?

Hiện nay tại nước ta, một công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông. Ngoài ra, có thể có cổ phần ưu đãi khác như cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và một số loại khác được quy định theo điều lệ của công ty.

Theo luật pháp quy định, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ có số phiếu biểu quyết cao hơn so với cổ phiếu phổ thông và chỉ có các cổ đông sáng lập, các tổ chức được Chính phủ ủy quyền mới có thể sở hữu loại cổ phiếu này. Bên cạnh đó, số phiếu biểu quyết sẽ được công ty quy định trong điều lệ khi thành lập.

Xem thêm: Cổ phiếu ưu đãi là gì? Các loại cổ phiếu ưu đãi bạn cần biết

Bạn là một cổ đông khi mua cổ phần của công ty

Bạn là một cổ đông khi mua cổ phần của công ty

Ai được sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết?

Chính phủ đã quy định rất rõ ràng trong Luật doanh nghiệp 2014, Khoản 3, Điều 113:

“Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.”

Xem thêm: Cổ phiếu phổ thông là gì? Những vấn đề cơ bản cần nắm vững

Pháp luật quy định rất rõ ràng

Pháp luật quy định rất rõ ràng về cổ phiếu ưu đãi

Ngoài ra, để tránh trường hợp các cổ đông thắc mắc về quyền lợi của mình khi sở hữu các loại cổ phần khác nhau, Chính phủ cũng đã quy định rất rõ ràng tại Luật doanh nghiệp 2014, Khoản 1 và khoản 2 Điều 116, cụ thể như sau:

  • Cổ đông có quyền biểu quyết về các vấn đề trực thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết được quy định trong Điều lệ công ty.
  • Các quyền khác của cổ đông phổ thông như được nhận cổ tức theo quy định của Đại hội đồng cổ đông, được ưu tiên mua cổ phần mới,… trừ quyền được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ động khác (được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 116 Luật doanh nghiệp)

Cổ đông không được quyền tự do chuyển quyền sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết

Như đã đề cập bên trên, chỉ có các tổ chức do Chính phủ ủy quyền hoặc cổ đông sáng lập mới được quyền sở hữu loại cổ phiếu này nên họ có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.

Đối với các tổ chức, nếu tự do chuyển nhượng thì đã làm sai lệch đi chữ “ủy quyền” của Nhà nước. Theo quy định, ủy quyền ở đây chỉ là nắm giữ chứ không được quyền bán hoặc chuyển nhượng.

Bài viết liên quan: Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng vì lý do gì?

Tổ chức không có quyền bán hoặc chuyển nhượng

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết mang đến những quyền lợi hấp dẫn hơn so với cổ phiếu phổ thông. Tuy nhiên, loại cổ phiếu này vẫn có điểm hạn chế về khả năng chuyển nhượng. Nếu có vấn đề thắc mắc và cần tư vấn miễn phí hãy đăng ký theo đường dẫn dưới đây để TheBank có thể cung cấp cho bạn.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn chứng khoán

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *