avatart

khach

icon

Sử dụng tiền nhàn rỗi hiệu quả với chứng chỉ tiền gửi VPBank

Kiến thức gửi tiết kiệm

- 16/09/2019

0

Kiến thức gửi tiết kiệm

16/09/2019

0

Chứng chỉ tiền gửi VPBank ra đời là một phương thức mới thoả mãn nhu cầu của các cá nhân muốn đầu tư và sinh lời từ dòng tiền nhàn rỗi của mình.

Mục lục [Ẩn]

Chứng chỉ tiền gửi VPBank là gì?

Chứng chỉ tiền gửi VPBank là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng VPbank phát hành nhằm mục đích huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác.

Điểm khác biệt giữa chứng chỉ tiền gửi với các hình thức gửi tiết kiệm khác đó là loại hình tiền gửi này có mức sinh lời cao và được chuyển nhượng cho người khác hoặc ngân hàng. 

Chứng chỉ tiền gửi do VPBank phát hành sẽ có kỳ hạn: 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và 60 tháng, với lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường. VPBank quy định có 3 phương thức trả lãi đó là trả lãi cuối kỳ, trả lãi định kỳ 3 tháng 1 lần và trả lãi định kỳ 1 tháng 1 lần.

Xem thêm: So sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm hiện nay

Chứng chỉ tiền gửi VPBank là gì?

Chứng chỉ tiền gửi VPBank là gì?

Đặc điểm và lợi ích của chứng chỉ tiền gửi VPBank

Đặc điểm

  • Mệnh giá từ 1.000.000 VND và là bội số của 100.000 VND
  • Được phép chuyển nhượng cam kết không thanh toán trước hạn

Lợi ích

  • Kỳ hạn dài: 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và 60 tháng
  • Lãi suất: Cạnh tranh nhất trên thị trường và theo biểu lãi suất có hiệu lực của VPBank tại thời điểm phát hành chứng nhận tiền gửi
  • Phương thức trả lãi: Trả lãi cuối kỳ, trả lãi định kỳ 3 tháng 1 lần và trả lãi định kỳ 1 tháng 1 lần
  • Thanh toán trước hạn: Khách hàng cam kết không thanh toán trước hạn chứng nhận tiền gửi
  • Khách hàng được phép chuyển nhượng chứng nhận tiền gửi cho cá nhân khác tối đa 2 lần trong suốt thời hạn của CCTG
  • Khách hàng có thể thực hiện cầm cố chứng nhận tiền gửi khi có nhu cầu.

Lãi suất chứng chỉ tiền gửi VPBank hiện nay

Dưới đây là biểu lãi suất chứng chỉ tiền gửi được ngân hàng VPBank công bố mới nhất dành cho khách hàng cá nhân như sau:

Chứng chỉ tiền gửi lĩnh lãi cuối kỳ (%/năm)

Kỳ hạn & Mức tiền 18 tháng 24 tháng 36 tháng 60 tháng
< 100 triệu 7,5 7,4 7,5 8,4
100 – < 500 triệu 7,6 7,5 7,6 8,5
500 triệu – < 5 tỷ 7,7 7,6 7,7 8,6
5 tỷ – < 10 tỷ 7,8 7,7 7,8 8,7
≥ 10 tỷ 7,8 7,7 7,8 8,7

Chứng chỉ tiền gửi trả lãi hàng tháng (%/năm)

Kỳ trả lãi 18 tháng 24 tháng 36 tháng
Trả lãi hàng tháng 7,13 6,92 6,78

Chứng chỉ tiền gửi trả lãi hàng quý (%/năm)

Kỳ trả lãi 18 tháng 24 tháng 36 tháng
Trả lãi hàng quý 7,17 6,96 6,91

Lưu ý:

  • Đối với các trường hợp đặc biệt, đơn vị kinh doanh được phép áp dụng lãi suất khác với biểu lãi suất niêm yết ở trên, đảm bảo tuân thủ quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước và quy định của VPBank trong từng thời kỳ.
  • Trường hợp khách hàng rút chứng chỉ tiền gửi trước hạn, lãi suất rút trước hạn áp dụng là lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của VPBank theo từng loại tiền tại thời điểm khách hàng rút chứng chỉ tiền gửi trước hạn.

Xem thêm: Quy định mới nhất về kỳ tính lãi và cách tính lãi hiện nay ra sao?

Thủ tục và điều kiện đăng ký chứng chỉ tiền gửi VPBank

Điều kiện

  • Khách hàng là công dân nước Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam có cư trú hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: So sánh lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng.

Thủ tục

  • Khách hàng phải xuất trình CCTG, chứng minh nhân dân (CMND)/thẻ căn cước công dân (CCCD)/hộ chiếu còn hiệu lực
  • Ký tên đúng chữ ký mẫu đã đăng ký và thực hiện theo các biểu mẫu của VPBank

Lưu ý cần nắm khi mua chứng chỉ tiền gửi VPBank

  • Vì là một hình thức VPBank dùng để huy động vốn nên về lý thuyết, người mua chứng chỉ tiền gửi sẽ không được thanh toán trước hạn như các hình thức gửi tiết kiệm thông thường, điều này nhằm đảm bảo cho kế hoạch sử dụng nguồn vốn của ngân hàng.
  • Nếu có nhu cầu về vốn mà chứng chỉ tiền gửi vẫn chưa đến hạn thanh toán, người mua chỉ có thể “cầm cố” giấy tờ có giá này để vay vốn, và tất nhiên, lãi suất cho vay lại sẽ cao hơn lãi suất mà ngân hàng trả cho người mua. Như vậy, lợi tức cao của giấy tờ có giá sẽ giảm đi rất nhiều nếu khách hàng thực hiện việc “cầm cố”.
  • Người mua nên nắm rõ mức lãi suất cho vay nếu ngân hàng quy định chỉ có thể rút vốn bằng cách cầm cố giấy tờ có giá để vay lại tiền hoặc mức lãi suất thanh toán trước hạn nếu được phép thanh toán trước.
  • Mặc dù có lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn nhưng người mua cần tính toán kỹ, chỉ nên mua chứng chỉ tiền gửi khi đã lên được kế hoạch kỹ càng cho việc sử dụng vốn của mình.

Nếu bạn đang có số tiền nhàn rỗi và trong tương lai cũng chưa có kế hoạch gì thì mua chứng chỉ tiền gửi VPBank là một sự lựa chọn tốt để được hưởng mức lãi suất cao nhất. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn, bạn cần nghiên cứu kỹ để mang lại sự chủ động và tối đa hóa lợi ích cho mình.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn gửi tiết kiệm

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT GỬI TIẾT KIỆM

Số tiền gửi

Chọn số tiền gửi

Hình thức nhận lãi

Chọn hình thức nhận lãi

Kỳ hạn gửi

Chọn kỳ hạn gửi

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *