avatart

khach

icon

Thư tín dụng đối ứng - Tấm giấy thông hành trong giao dịch gia công hàng xuất khẩu

Kiến thức vay vốn

- 28/09/2022

0

Kiến thức vay vốn

28/09/2022

0

Thư tín dụng đối ứng là một loại văn bản pháp lý được sử dụng trong giao dịch gia công hàng xuất khẩu, theo đó cả hai bên đều đóng vai trò là nhà nhập khẩu và xuất khẩu.

Mục lục [Ẩn]

Thư tín dụng (hay tín dụng chứng từ) là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong tín dụng thư.

Thư tín dụng bao gồm các loại sau:

  • Thư tín dụng không thể hủy ngang (irrevocable letter of credit).
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter of credit)
  • Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back lettet of credit)
  • Thư tín dụng ứng trước điều khoản đỏ (Advanced letter of credit, Red clause letter of credit)
  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit)
  • Thư tín dụng dự phòng (Stand by letter of credit)
  • Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable letter of credit)
  • Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal letter of credit)

Thư tín dụng là gì?

Thư tín dụng là gì?

Vậy thư tín dụng đối ứng là gì?

Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) thường được sử dụng trong giao dịch gia công hàng xuất khẩu, theo đó cả hai bên đều đóng vai trò là nhà nhập khẩu và xuất khẩu. L/C đối ứng được phát hành hoặc chỉ có hiệu lực khi có một L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành. Khác với những L/C thông thường được thanh toán/chấp nhận thanh toán khi chứng từ xuất trình phù hợp, L/C đối ứng là L/C thanh toán có điều kiện, theo đó Ngân hàng Phát hành (NHPH) L/C đối ứng cam kết thanh toán chỉ sau khi nhận được đầy đủ tiền hàng theo L/C khác đối với L/C do NHPH đó phát hành.

Ví dụ về thư tín dụng đối ứng

Shingbang Ltd., Co (Hàn Quốc) ký một hợp đồng gia công hàng may mặc với Garment Company No. 5 (Việt Nam), theo đó Shingbang Ltd., Co mở L/C nhập thành phẩm (Master L/C) cho người hưởng là Garment Company No. 5 và L/C Garment Company No. 5 mở L/C nhập nguyên liệu trả chậm 90 ngày cho người hưởng là Shingbang Ltd., Co.

Khi nhận được L/C, ví dụ, L/C No. 123 dated 20/2/2008 được phát hàng bởi Korex Bank Seoul, Garment Company No. 5 yêu cầu ngân hàng của mình (Vietcombank Da Nang) phát hành L/C trả chậm (deferred payment L/C) 90 ngày đối ứng với L/C trên cho người hưởng là Shingbang. L/C đối ứng do Vietcombank Da Nang phát hành có thể quy định về điều kiện thanh toán như sau:

“This L/C is reciprocal to L/C No. 123 dated 20/4/2008 issued by Korex Bank, Seoul. Upon receipt of the documents complying with the L/C terms, we shall incur a deferred payment undertaking but the payment when due shall be effected only after our full receipt of the proceeds under L/C No. 123 dated 20/4/2008”.

L/C đối ứng phổ biến chủ yếu ở các nước Châu Á. Ở Việt Nam loại L/C này được phát hành phổ biến ở những năm 90 khi các công ty dệt may Việt Nam gia công hàng may mặc cho các công ty ở Hàn Quốc. Hiện nay loại L/C này hầu như không còn được sử dụng rộng rãi.

Thư tín dụng đối ứng

Thư tín dụng đối ứng

Ưu nhược điểm của thư tín dụng đối ứng

Ưu điểm:

  • Một L/C đối ứng với cam kết như đề xuất ở câu 3 sẽ bảo đảm tính “fairplay” cho cả hai bên.
  • Loại L/C giúp các đối tác chưa hiểu rõ về nhau vẫn có thể hợp tác làm ăn với nhau.

Nhược điểm:

  • Thủ tục rườm rà, cấu trúc L/C khá phức tạp.
  • Phí ngân hàng tương đối cao.

Xuất trình chứng từ trong giao dịch thư tín dụng đối ứng

Nói chung, việc xuất trình chứng từ trong giao dịch L/C đối ứng vẫn tương tự như giao L/C bình thường, tức là, L/C yêu cầu những chứng từ gì thì người thụ hưởng phải xuất trình những chứng từ đó phù hợp với quy định của L/C. Tùy theo mục đích sử dụng mà L/C có thể yêu cầu xuất trình những chứng từ khác nhau.

Loại L/C Chứng từ
L/C nhập nguyên liệu

- Draft at xxx days sight (hối phiếu có kỳ hạn xxx ngày)

- Invoice

- Bill of Lading

- Packing List

- Certificate of Origin…

-…

Người xuất trình trong trường hợp này là người thụ hưởng (bên thuê gia công) thông qua ngân hàng của mình xuất trình chứng từ đến ngân hàng của bên gia công (người mở L/C nhập nguyên liệu).

L/C nhập thành phẩm - Draft at sight (hối phiếu trả ngay)

- Invoice

- Bill of Lading

- Packing List

- Certificate of Origin

- Inspection Certificate

- …

Người xuất trình trong trường hợp này là người thụ hưởng (bên gia công) thông qua ngân hàng của mình xuất trình chứng từ đến ngân hàng của bên thuê gia công (người mở L/C nhập thành phẩm).

Bất lợi của thư tín dụng đối ứng đối với bên thuê gia công và giải pháp khắc phục

Nếu cấu trúc L/C đối ứng tương tự như ví dụ ở phần đầu, thì bên thuê gia công có thể gặp rủi ro không nhận được thanh toán ngay cả khi hối phiếu đã được chấp nhận. Giả định nếu bên nhận gia công không thực hiện gia công thì bên thuê gia công chẳng bao giờ nhận được tiền thanh toán bởi trong giao dịch L/C đối ứng ngân hàng phát hành L/C nhập nguyên liệu cam kết thanh toán hối phiếu đã được chấp nhận chỉ khi nhận được tiền hàng từ L/C nhập thành phẩm.

Giải pháp khắc phục

- Bên thuê gia công có thể yêu cầu thay đổi điều kiện thanh toán của L/C đối ứng. Theo đó ngân hàng phát hành có thể cam kết đại loại như sau:

“L/C này đối ứng với L/C 123… ngày…. do ngân hàng ABC phát hành. Khi nhận được chứng từ phù hợp với điều kiện L/C, chúng tôi (NHPH) sẽ chấp nhận hối phiếu trả chậm và sẽ thực hiện thanh toán khi nhận được tiền hàng từ L/C 123… nêu trên. Trường hợp người thụ hưởng L/C No. 123… không xuất trình chứng từ đến ngân hàng chúng tôi trước ngày đáo hạn của hối phiếu nêu trên thì chúng tôi có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu vào ngày làm việc thứ ba sau ngày hối phiếu đáo hạn.

➤ Bạn biết gì về cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu?

Là điều kiện trong giao dịch gia công hàng xuất khẩu

Là điều kiện trong giao dịch gia công hàng xuất khẩu

- Giải pháp khác là KYC – Know Your Customer, tức là, các bên phải biết khách hàng của mình là ai, có đáng tin cậy không, năng lực thực hiện như thế nào… Khi đã “KYC” rồi thì có thể sử dụng phương thức “ghi sổ” (open account). Theo đó, bên thuê gia công cho bên trả chậm tương ứng với thời gian gia công. Thậm chí có thể xem xét chấp nhận thanh toán bằng hình thức bù trừ lẫn nhau, theo đó bên thuê gia công chỉ thanh toán số tiền chênh lệch…

- Cũng có thể áp dụng giải pháp khác nữa là bảo lãnh thanh toán của ngân hàng. Cái này phí cao nhưng chắc ăn. SWIFT and và ICC đang phối hợp phát triển sản phẩm BPO (Bank Payment Obligation) dự kiến sẽ triển khai áp dụng vào năm 2013. Đây là phương tiện thanh toán hiện đại dự đoán sẽ được các ngân hàng và doanh nghiệp quan tâm sử dụng, có thể giúp khắc phục nhược điểm của L/C nói chung và L/C đối ứng nói riêng. Mr. Old Man đang có ý định viết một bài về vấn đề này trong thời gian sớm nhất.

Vay tín chấp - Giải pháp tài chính cho bạn

Tại sao trước đây giao dịch L/C đối ứng không được sử dụng? Câu trả lời ngắn gọn là vì các bên không tin tưởng nhau. Thực tế các doanh nghiệp gia công VN đã nhận được những bài học dở khóc dở cười khi không sử dụng L/C đối ứng vì phía đối tác nước ngoài sau khi nhận được tiền thanh toán nguyên liệu đã biến mất không thèm nhận thành phẩm. Do vậy, sử dụng thư tín dụng đối ứng là một sự lựa chọn hoàn hảo.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay tín chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *