Những điều cần biết về nghề giao dịch viên BIDV
Mục lục [Ẩn]
Nếu bạn đã từng đến ngân hàng BIDV thì chắc hẳn đã được tiếp xúc với 1 giao dịch viên xinh đẹp? Vậy giao dịch viên BIDV là người thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Giao dịch viên ngân hàng
Khái quát chung về giao dịch viên BIDV
Giao dịch viên BIDV hay còn gọi là (Teller) được xem là vị trí nổi bật “mặt hoa da phấn”. Đây là vị trí phản ánh chất lượng, dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng nên được ngân hàng đòi hỏi cao về ngoại hình, nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp khéo léo...Bên cạnh đó, họ là những người làm việc tại quầy giao dịch của các ngân hàng. Hàng ngày họ phải trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để tiếp nhận yêu cầu, xử lý giao dịch và ghi chép mọi giao dịch có liên quan đến nghiệp vụ của mình. Không những thế, mỗi giao dịch viên đều đóng vai trò của một người bán hàng, giới thiệu dịch vụ chéo để tạo nên hình ảnh, thương hiệu và chất lượng dịch vụ của một ngân hàng tới khách hàng nhằm giúp ngân hàng tăng huy động vốn và lợi nhuận.
Công việc của giao dịch viên BIDV
Cũng như các ngân hàng khác, công việc của giao dịch viên BIDV là làm việc thường trực tại quầy, nhận các khoản tiền gửi, cho vay, rút tiền và các khoản thủ tục giấy tờ hành chính khác. Nhìn chung là các giao dịch trực tiếp với khách hàng nhưng yêu cầu phải có bằng cấp và chứng chỉ chuyên ngành.
Công việc của giao dịch viên ngân hàng
Nhiệm vụ chính của giao dịch viên BIDV
+ Đón tiếp, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng:
Nhiệm vụ đầu tiên của một giao dịch viên BIDV là người đón tiếp, chào hỏi khách hàng. Tiếp đến, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để tìm biện pháp hỗ trợ. Nhiệm vụ này đòi hỏi phải có kỹ năng giao tiếp, khéo léo, cần có sự chu đáo và tận tâm.
+ Tư vấn, hỗ trợ khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng BIDV
Giao dịch viên là người trực tiếp hướng dẫn khách hàng về sản phẩm/dịch của ngân hàng. Giới thiệu với khách hàng về các sản phẩm mới và chương trình khuyến mại của ngân hàng. Đồng thời giải đáp các thắc mắc của khách hàng, thiết lập các mối quan hệ, giới thiệu, tư vấn và cập nhật các chính mới mới của ngân hàng đến với khách hàng. Tiếp nhận và giải quyết các đơn khiếu nại của khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép để đảm bảo lợi ích cho khách hàng cũng như đảm bảo sự uy tín cho ngân hàng.
➤ Xem thêm: Có nên làm giao dịch viên hay không?
Nhiệm vụ của các giao dịch viên ngân hàng
+ Thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của khách hàng
Giao dịch viên BIDV là thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ thẻ, tiền gửi thanh toán,...các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi, nghiệp vụ thanh toán, phát hành thẻ,...
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch tiền mặt với khách hàng như: xử lý chứng từ, lọc tiền, phát hiện tiền giả,...
+ Thực hiện công tác hạch toán kế toán và báo cáo khi có yêu cầu của cấp trên
Giao dịch viên còn phải hạch toán các chứng từ/giấy tờ liên quan, cân đối các khoản thu-chi theo yêu cầu của cấp trên. Thực hiện công tác báo cáo về tiền mặt, liệt kê các giao dịch khi cần thiết.
+ Chăm sóc khách hàng và phát triển quan hệ lâu dài
Quan tâm chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng để tạo thiện cảm tốt đẹp, nhằm thúc đẩy khách sử dụng thêm các sản phẩm/dịch vụ mới của ngân hàng.
➤ Xem thêm: Vì sao bạn nên làm nhân viên tín dụng ngân hàng BIDV?
Cơ hội và áp lực của vị trí giao dịch viên BIDV
* Cơ hội:
- Các bạn sẽ được làm việc trong môi trường tốt, năng động, trẻ trung, cởi mở, hòa đồng. Môi trường này cho phép nhân viên được thể hiện cá tính sáng tạo, đóng góp ý kiến riêng của mình.
- Các bạn có cơ hội được giao tiếp rộng rãi. Bởi vì, công việc của giao dịch viên là giao tiếp, xử lý các nhu cầu không ngừng nghỉ. Đây là cơ hội để các bạn có thể rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp, cách thức ứng xử trong mọi mối quan hệ.
- Cơ hội thăng tiến cao.Với vị trí là một nhân viên bán hàng, nếu bạn có năng lực và hoàn thành được các chỉ tiêu đặt ra của ngân hàng, tỷ lệ phục vụ khách hàng tốt, mức độ hài lòng của khách hàng cao thì bạn sẽ cơ hội úng tuyển vào các vị trí cao hơn trong nội bộ ngân hàng.
* Áp lực của giao dịch viên BIDV
- Bên cạnh những cơ hội mà các giao dịch viên BIDV có được thì áp lực cũng không kém. Đó là áp lực về thời gian và độ chính xác trong công việc. Mỗi khách hàng có một tính cách khác nhau, do đó mà hình thức giao tiếp và nhu cầu về thời gian làm việc cũng khác nhau. Do đó, việc kết hợp hai yếu tố thời gian và độ chính xác là điều không hề đơn giản với các giao dịch viên.
- Áp lực về doanh số. Doanh số là chỉ tiêu thúc đẩy quá trình làm việc của nhân viên cũng như khẳng định năng lực của mỗi cá nhân. Mặc dù chỉ tiêu không cao nhưng quy mô công việc khó nên không phải là điều đơn giản với các giao dịch viên.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất