Nhân viên tín dụng Citibank và câu chuyện phía sau nghề tín dụng
Mục lục [Ẩn]
Cũng giống như những nhân viên bán hàng của những lĩnh vực khác thì nhân viên bán hàng của ngân hàng cũng tương tự như vậy họ cũng bán những sản phẩm của ngân hàng nơi họ làm cung cấp, có khác là tên gọi của họ được bóng bẩy hơn. Nhân viên tín dụng không biết có phải do cái tên hào nhoáng hơn mà công việc của nhân viên tín dụng Citibank cũng khó hơn không. Không chỉ đơn thuần là áp lực doanh số, quan hệ khách hàng… mà còn là những câu chuyện phía sau nghề tín dụng mà không phải ai cũng biết.
1. Áp lực doanh số
Đó là điều mà mỗi nhân viên tín dụng phải đương đầu dù muốn dù không, không cần biết sản phẩm có tốt hay dở, và dù kỳ vọng của các lãnh đạo có cao ngút trời thì phản hồi về sản phẩm và thương hiệu của sản phẩm là điều đầu tiên bạn phải đưa ra xem xét khi có quyết định tham gia vào nhân viên bán hàng của một công ty hay không.
>>> Bài viết liên quan: Một nhân viên tín dụng giỏi cần sở hữu những tố chất gì?
Nhân viên tín dụng Citibank với áp lực doanh số
Vì áp lực doanh số phụ thuộc rất lớn vào điều này, cũng tương tự như những công ty khác Citibank cũng vậy nhiều khi nhân viên tín dụng cũng phải thở hắt hơi ra mà kêu thán một câu rằng “thế thì có mà bán cho ma” thế nhưng bạn có thở 1 hơi hay 10 hơi thì doanh số vẫn là doanh số. Bạn không đạt thì bạn thoát ra đơn giản vậy thôi.
2. Dịch vụ khách hàng
Nếu bạn chưa từng một làn bị va chậm với khách hàng theo kiểu nhân viên tín dụng thì bạn nghĩ chẳng có gì sướng bằng phục vụ khách hàng, làm họ hài lòng, làm họ sướng, nào là mình có thể thăm hỏi khách hàng hay tặng quà nhân ngày sinh nhật, hoặc giải đáp ngay lập tức những thắc mắc của khách ….dễ mà đúng không.
>>> Xem thêm: Nỗi lòng mấy ai hiểu của nhân viên tín dụng
Nhưng thực tế không như mình tưởng tượng bởi đâu phải bạn chỉ có vài ba khách hàng mà bạn có hàng trăm khách hàng thì làm sao bạn có thể quan tâm sát sao đến từng người một, khi không đáp ứng được dĩ nhiên họ sẽ trách móc, họ sẽ giận dữ, thậm trí họ còn có thể gọi bạn lúc nửa đêm hay tờ mờ sáng chỉ để giải quyết cho họ, bạn không làm tốt điều này thì chỉ cần một phản ánh nhỏ lên sếp thôi là mọi cố gắng của bạn coi như xong rồi.
3. Quan hệ đồng nghiệp
Được chia làm 2 nhân tố như sau:
- Nhân tố thứ nhất, đây chính là nhân viên bán hàng, làm cùng một lĩnh vực trong thời buổi cạnh tranh, nhất là trong hồ chỉ có bằng đấy con cá mà lỡ câu phải con cá của anh hàng xóm là cũng chiến tranh lạnh đến toát sống lưng mà không cần bật điều hòa luôn, có thể nói cạnh tranh với đồng nghiệp chính là một gạch đầu dòng lớn mà mỗi nhân viên tín dụng đều phải biết đến và phải nhớ đến điều này.
- Nhân tố thứ hai, đó chính là các bạn ở phòng quản trị rủi ro, hay kiểm soát nội bộ chẳng hạn thì mình muốn bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt thì họ lại chỉ thích mình bán được ít sản phẩm thôi, cứ như họ nghĩ rằng như vậy là mình vẽ việc cho họ vậy, tất nhiên cũng không ai chê trách gì ai nhưng đôi khi do đặc thù công việc khác nhau mà lại có những ức chế bất hòa với nhau.
Quan hệ đồng nghiệp
4. Luật đã cấm
Có thể nói không đâu lắm luật và không đâu chặt chẽ như ở Citibank, thôi thì có đủ luôn từ cái dù chỉ bé bằng cái kim sợi chỉ cho đến những cái to bằng cái thùng phi, nó nhiều đến nỗi mỗi khi có những đồng nghiệp ở những ngân hàng bạn ngồi nói chuyện với nhau cũng phải thốt lên “Chẳng đâu như Citibank “.
5. Nhận biết xã hội chưa cao
Về khoản này thì chắc mấy bạn bán những thương hiệu nổi tiếng sẽ không phải nếm cảnh “ Cái gì cơ? Ngân hàng Citibank? Ngân hàng thành phố Hà Nội chứ gì? Chị có mấy cái thẻ ở đấy rồi” đấy những trường hợp nửa quê nửa phố như vậy không phải là ít.
Thế nhưng bỗng một ngày đẹp trời bạn gặp phải những khách hàng xứng tầm Citibank đang hí hửng bỗng từ đâu một gáo nước lạnh dội ào cái xuống bạn vì câu nói kiểu như anh đi đủ các nước nhưng không biết cái ngân hàng em nói là cái nào? Vậy là xong, bao nhiêu nhiệt huyết coi như đã lạnh lại phải tặc lưỡi thôi thì cong ăn cong thẳng ăn thẳng vậy. Đôi khi nó không cong nhưng khách thích nó cong cũng phải uốn cho nó cong theo luôn.
Và đằng sau những áp lực ấy bạn sẽ trưởng thành hơn, như bạn sẽ học được cách cân bằng cảm xúc rất lớn, hay cách sắp sếp thời gian một cách khoa học hơn, nói thật nếu bạn làm nghề này mà không biết sắp sếp thời gian hợp lý thì bạn không thể làm trọn vẹn được việc gì cả đâu thật đấy vì nó có quá nhiều công việc cần bạn phải tự giải quyết luôn.
Hay khi làm nhân viên tín dụng bạn học được cách tận dụng và bồi đắp quan hệ rất tốt, và khi bạn biết tận dụng những mối quan hệ ấy bạn sẽ có cách làm việc một cách khoa học và có hiệu quả.
Trên đây chỉ là một vài những khó khăn vất vả mà một nhân viên tín dụng Citibank thường gặp, đó là những thăng trầm những cung bậc cảm xúc mà chỉ ở Citibank mới có, bạn có muốn trải nghiệm những cảm xúc ấy không, nếu muốn bạn có thể ứng tuyển vào vị trí ấy và tự mình trải nghiệm nhé.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất