avatart

khach

icon

Nỗi lòng mấy ai hiểu của nhân viên tín dụng

Tuyển dụng ngân hàng

- 01/01/1970

0

Tuyển dụng ngân hàng

01/01/1970

0

Lương cao, ngồi phòng máy lạnh là những từ người ta thường hay nói về nhân viên tín dụng nhưng đó chỉ là vẻ hào nhoáng bên ngoài còn nỗi khổ bên trong của nghề mấy ai hiểu được.

Mục lục [Ẩn]

Nhân viên tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong ngân hàng. Dù trong tín dụng có sự thay đổi nhân sự khá thường xuyên nhưng không thể phủ nhận giá trị của nhân viên tín dụng, mang đến doanh thu và sự tăng trưởng cho các ngân hàng.

>> Xem thêm: Một nhân viên tín dụng cần những kỹ năng gì?

thebank_hinh1giaucolasuhaonhoangbenngoaimanguoitahaynghivenghetindung_1513156028 Giàu có là sự hào nhoáng bên ngoài của nghề tín dụng

Nhân viên tín dụng mang trong mình rất nhiều trách nhiệm và sự áp lực là mặt trái của nghề tín dụng trong khi người ta vẫn thường chỉ thấy được vẻ hào nhoáng bên ngoài.

Buộc phải “hoàn hảo” đến từng chi tiết

Bình thường, mọi người hay bảo nhau rằng “Con người không ai hoàn hảo”, câu đó có thể đúng trong nhiều trường hợp nhưng không thể áp dụng cho nhân viên tín dụng.

Nhân viên tín dụng phải làm rất nhiều việc trong quá trình cấp hồ sơ vay đến chăm sóc khách hàng, giải ngân, theo dõi nợ vay, trách nhiệm thu hồi nợ.... Mỗi việc trong đó đều phải đảm bảo về độ chính xác đến hoàn hảo, chỉ cần sai một chữ hay một con số thì sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bởi vì mỗi bước trong quy trình đều liên quan và ảnh hưởng với nhau nên nếu mà có bất cứ bước nào phát sinh sai sót đều có thể sẽ khó thu hồi nợ, hoặc dính dáng đến pháp luật. Trong một số trường hợp, còn gây ra những hậu quả vướng vào vòng pháp lý, mà phải trả giá rất đắt. Vì vậy đòi hỏi nhân viên tín dụng phải đặt rất nhiều công sức và trách nhiệm vào công việc

Rủi ro đi kèm với áp lực

Nhân viên tín dụng mang trong người rất nhiều áp lực mà chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận được hết. Đầu tiên là áp lực về doanh số KPI. Áp lực ở đây là họ phải hoàn thành các chỉ tiêu doanh số để nhận được lương kinh doanh thì họ mới đủ sống và để đạt được KPI đó, họ phải đánh đổi rất nhiều trong đó thời gian và sức khoẻ là nhiều nhất.

>> Xem thêm: Sự thật về lương nhân viên tín dụng tại các Ngân hàng Thương Mại.

thebank_hinh2saugiolamviecnhanvientindungconphaidinhauvoikhachhang_1513156028 Sau giờ làm việc, nhân viên tín dụng còn phải tiếp khách bằng những ly bia

Không như một số công việc sau khi làm về thì ít khi vướng bận nhưng với nhân viên tín dụng, không giờ nào là họ không nghĩ về những con số, những hợp đồng tín dụng cần phải ký với khách hàng. Sau giờ tan làm, họ còn phải dành thời gian để tiếp khách hàng bằng những chầu bia rượu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ sau này và thời gian cho gia đình, bản thân. Nhưng nếu không làm thế thì sao họ có thể chạy kịp chỉ tiêu mỗi tháng một cao. Nếu sau nhiều tháng không đạt đủ doanh số vay vốn không đủ chỉ tiêu thì nhẹ là bị khiển trách, nặng thì bị xuống chức hoặc sa thải.

Nhân viên tín dụng nào cũng muốn đạt được chỉ tiêu doanh số và quá trình kiểm tra hồ sơ càng nhanh và được chấp thuận thì mới thu hút được khách hàng, nhưng nếu kiểm tra không kỹ thì nếu có sai sót thì hệ quả về sau vô cùng nghiêm trọng bởi vì khi khách hàng đã được giải ngân có nghĩa là nhân viên tín dụng gắn liền với khách hàng đó, vô hình chung áp lực lại đè nặng lên vai các nhân viên tín dụng trong suốt quá theo dõi nợ.

thebank_hinh3chitieukhiennhanvientindungphaicangthang_1513156028 Chỉ tiêu khiến nhân viên tín dụng căng thẳng

Tiếp theo là nhân viên tín dụng phải chịu những áp lực từ việc giải ngân, thu nợ đúng hạn, hay thậm chí là áp lực từ cấp trên. Sau khi giải ngân, họ phải theo dõi sát sao khách hàng, từng hoạt động kinh doanh của họ. Hoặc là trong quá trình thẩm định, nhân viên tín dụng phải tinh tường nhìn ra những giấy tờ giả, báo cáo tài chính hay hoá đơn giả mà khách hàng cố tình làm để qua mặt ngân hàng. Mà nhiều lúc muốn có thêm khách hàng, có thêm hợp đồng thì phải biết “lách” và nếu trong quá trình có xảy ra vấn đề gì thì trách nhiệm sẽ thuộc về nhân viên tín dụng. Và nhân viên tín dụng phải theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của các khách hàng để có thể thu hồi nợ hoặc có phương án xử lý kịp thời. Vì vậy mỗi nhân viên tín dụng đều phải tỉnh táo để không vì chạy chỉ tiêu mà bước vào lối mòn khó có đường thoát.

Không thể phủ nhận, nhân viên tín dụng là một nguồn lực quan trọng trong ngân hàng. Mỗi ngành nghề công việc đều có những khó khăn, riêng với nghề tín dụng thì đòi hỏi những người làm tín dụng phải có tinh thần thép và ý chí mạnh mẽ để có thể vượt qua những lúc thăng trầm trong sự nghiệp.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay tín chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *