Cá nhân tự làm bảo hiểm thai sản có được không?
Mục lục [Ẩn]
Chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội là gì?
Chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội là một trong những quyền lợi người lao động được hưởng khi tham gia loại bảo hiểm này do nhà nước quy định, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lao động nữ thực hiện thiên chức làm mẹ và lao động nam có thể chia sẻ 1 phần trách nhiệm với gia đình của mình.
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, bạn sẽ nhận được những lợi ích vô cùng lớn về chế độ thai sản như sau:
- Được trợ cấp tiền viện phí khi sinh sản tại các bệnh viện thuộc phạm vi bảo vệ của bảo hiểm xã hội
- Hưởng lương trong suốt thời gian nghỉ sinh theo quy định của luật bảo hiểm xã hội 2014
- Được nghỉ phép chế độ hộ sinh cho từng trường hợp cụ thể tối đa là 6 tháng
- Chồng có vợ sinh con khi tham gia bảo hiểm xã hội cũng được nghỉ phép tối đa là 15 ngày
Cá nhân tự làm bảo hiểm thai sản có được không?
Cá nhân hoàn toàn có thể tự làm thủ tục để hưởng bảo hiểm thai sản, Theo Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về quy định về Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau:
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
=> Trong trường hợp thời điểm cá nhân sinh con vẫn chưa chấm dứt hợp đồng lao động với công ty thì việc thanh toán chế độ thai sản sẽ do công ty giải quyết với cơ quan BHXH. Trong trường hợp cá nhân nghỉ việc trước thời điểm sinh con thì mới có thể tự đi làm thủ tục hưởng chế độ thai sản.
Xem thêm: Bảo hiểm thai sản nên mua khi nào để được đảm bảo quyền lợi tối đa?
Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản
Để được hưởng chế độ thai sản từ bảo hiểm xã hội của Nhà nước, phụ nữ mang thai phải đóng bảo hiểm thai sản đã đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, quy định này đã được ghi rõ tại luật bảo hiểm xã hội mới nhất.
Theo đó, nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản thì làm hồ sơ và thực hiện các thủ tục tại quận/huyện bạn thường trú hoặc tạm trú. Đồng thời người được hưởng bảo hiểm có thể tự mình đi làm thủ tục để được hưởng bảo hiểm thai sản.
Hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản
Để có thể tự làm thủ tục hưởng chế độ thai sản giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp bạn nên chuẩn bị trước những hồ sơ cơ bản sau đây:
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Giấy khai sinh hoặc có thể thay thế bằng giấy chứng sinh bản sao, có đem theo bản gốc phòng khi đối chiếu.
- Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp thai sản theo mẫu quy định của cơ quan chính quyền bản gốc.
Mức lương được hưởng trợ cấp thai sản, bạn có thể tự tính mức lương này thông qua công thức được cung cấp qua các bộ luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội và mức hưởng.
Theo đó, công thức tính mức trợ cấp thai sản được hưởng bằng 100% mức lương bình quân và được tính bằng tiền công của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ sinh * số tháng nghỉ sinh con (thường là 6 tháng) + trợ cấp một lần khi sinh con (thông thường được tính bằng 2 tháng lương tối thiểu).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp trực tiếp tại văn phòng bảo hiểm của quận/huyện nơi thường trú. Nếu nơi tạm trú cách xa nơi thường trú thì bạn có thể nộp tại văn phòng bảo hiểm của quận/huyện nơi tạm trú đồng thời xuất trình giấy khai báo tạm trú tạm vắng để được thực hiện thủ tục nhanh chóng nhất.
Quy định hưởng bảo hiểm thai sản mới nhất
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
- Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày;
- Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:
- Thai dưới 05 tuần tuổi: 10 ngày
- Thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày
- Thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày
- Thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:
Đối tượng | Điều kiện | Thời gian nghỉ |
Lao động nữ |
Trước và sau khi sinh con | 6 tháng |
Trước khi sinh | Tối đa không quá 02 tháng | |
Sinh đôi trở lên | Tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng | |
Lao động nam |
Vợ sinh thường | 05 ngày làm việc |
Sinh con phải phẫu thuật/sinh con dưới 32 tuần tuổi | 07 ngày làm việc | |
Sinh đôi | 10 ngày làm việc | |
Sinh ba trở lên | Cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày | |
Sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật | 14 ngày làm việc |
Lưu ý: Thời gian nghỉ:
- Tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày con được sinh ra.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với người lao động làm việc trong điều kiện trên.
Mức trợ cấp
Mức hưởng |
Mức hưởng một tháng | Bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản |
Mức hưởng một ngày | Bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày | |
Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi | Tính theo mức trợ cấp tháng |
Xem thêm: Cách tính bảo hiểm xã hội chế độ thai sản theo luật mới nhất
Hỗ trợ sau sinh
Theo đó, thời gian 30 ngày đầu tiên sau chế độ nghỉ thai sản, người mẹ có quyền được nhận 30% lương tối thiểu/ngày nếu cần thêm thời gian nghỉ và nhận được 40% lương tối thiểu/ngày nếu nghỉ tại cơ sở làm việc.
Trong năm sau sinh người mẹ còn được phép nghỉ thêm 5 ngày đối với trường hợp sinh thường, 7 ngày đối với sinh mô và 10 ngày đối với trường hợp mang đa thai.
Lưu ý khi cá nhân tự làm bảo hiểm thai sản
Khi thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp bảo hiểm thai sản bạn cần lưu ý một số thông tin sau đây để có thể thuận lợi hoàn tất thủ tục:
- Văn phòng bảo hiểm của quận/huyện thường sẽ yêu cầu bạn phải xuất trình khá nhiều giấy tờ tùy thân để chứng minh nhân thân, do đó mặc dù không có trong hồ sơ thực hiện bạn cũng nên chuẩn bị thêm những giấy tờ khác như chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân, hộ khẩu…
- Trong mùa sinh, bạn nên đến văn phòng từ sớm vì có thể sẽ phải xếp số do số lượng người cần giải quyết thủ tục khá đông.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bảo hiểm thai sản và giải đáp thắc mắc cá nhân có thể tự làm bảo hiểm thai sản được không? Hy vọng sẽ mang tới những thông tin bổ ích cho khách hàng. Đừng quên thường xuyên tham khảo và cập nhật các quy định mới nhất về bảo hiểm thai sản để trau dồi kiến thức và bảo vệ quyền lợi của chính mình các bạn nhé!
Nhận tư vấn miễn phí!!!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất