avatart

khach

icon

Khái quát về phương thức cho vay từng lần

Kiến thức vay vốn

- 19/01/2023

0

Kiến thức vay vốn

19/01/2023

0

Phương thức cho vay từng lần là phương thức cho vay mà ngân hàng căn cứ vào từng kế hoạch, phương án kinh doanh, từng khâu hoặc từng loại vật tư cụ thể để cho vay. Phương thức này hỗ trợ rất đắc lực trong việc bổ sung nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt trong sản xuất, đối với những khách hàng sản xuất kinh doanh không ổn định, nhu cầu vay trả không thường xuyên...

Mục lục [Ẩn]

Phương thức vay từng lần là gì?

Phương thức cho vay là tổng hợp các cách tính toán cho vay, thu nợ dựa vào tính chất và cách xác định đối tượng cho vay. Việc áp dụng phương thức cho vay nào là phụ thuộc và đặc điểm kinh doanh và nhu cầu về vốn của đối tượng xin vay. Một phương thức cho vay khoa học phải đảm bảo được nguyên tắc tín dụng, đồng thời phải theo dõi sát quy trình chu chuyển của vốn vay.

Phương thức cho vay từng lần là phương thức cho vay mà ngân hàng căn cứ vào từng kế hoạch, phương án kinh doanh, từng khâu hoặc từng loại vật tư cụ thể để cho vay.

Phương thức cho vay từng lần được áp dụng khi cho vay để bổ sung nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt trong sản xuất, đối với những khách hàng sản xuất kinh doanh không ổn định, nhu cầu vay trả góp không thường xuyên, có nhu cầu đề nghị vay vốn từng lần hoặc những khách hàng không có tín nhiệm cao đối với ngân hàng trong quan hệ tín dụng mà ngân hàng nhận thấy cần phải áp dụng cho vay từng lần để giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ, an toàn.

Ở Việt Nam, các phương thức cho vay được quy định trong quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc ban hành: "Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng". Trong đó các ngân hàng thường áp dụng phương thức cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng.

Phương thức cho vay từng dành cho khách hàng cá nhânPhương thức cho vay từng dành cho khách hàng cá nhân

Đặc điểm của phương thức cho vay từng lần

Phương thức cho vay từng lần được áp dụng phổ biến trong cho vay ngắn hạn cũng như cho vay trung dài hạn. Việc cho vay đối với từng khoản vay riêng biệt không có sự liên hệ, phụ thuộc giữa các món vay của một khách hàng.

Đặc trưng của hình thức cho vay này là:

  • Mỗi lần vay khách hàng phải ký kết một hợp đồng tín dụng riêng trong đó có các nội dung như số tiền vay, lãi suất, thời hạn..
  • Việc cho vay và thu nợ được phân định ranh giới một cách rõ ràng, dễ nhận biết được lúc nao cho vay, lúc nào thu nợ.

Ưu điểm và nhược điểm của cho vay từng lần

Ưu điểm

  • Giúp cho ngân hàng mở rộng kinh doanh, tìm kiếm thu nhập ,phục vụ mọi đối tượng khách hàng ,đồng thời đảm bảo an toàn vốn vay và tạo thế chủ động cho cả ngân hàng và khách hàng.
  • Với mức phát tiền vay cụ thể ,hạn trả nợ cụ thể nên ngân hàng có thể tính toán được hiệu quả kinh tế của khoản cho vay ,từ đó có thể lên kế hoạch cho vay các khoản tiếp theo một cách hợp lý tránh ứ đọng vốn và tăng hiệu quả sử dụng vốn
  • Mặt khác, việc tính toán thu nợ, thu lãi của kế toán cho vay được thực hiện đơn giản căn cứ vào số tiền cho vay, lãi suất cho vay và thời hạn vay trên hợp đồng tín dụng.

Nhược điểm

  • Với khách hàng: Phương thức cho vay từng lần là một hình thức vay phức tạp bởi thủ tục vay rườm rà, mỗi lần muốn vay khách hàng phải lập hồ sơ vay vốn, tốn kém thời gian, công sức gây khó khăn trong việc vay vốn làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng ,thậm chí mất cơ hội trong kinh doanh nếu không có vốn kịp thời.
  • Với ngân hàng: thì phải tiến hành theo dõi từng món vay tại các thời điểm khác nhau để thu nợ gốc và lãi nên chi phí trong kinh doanh cao mà lợi nhuận tìm kiếm trên một lần vốn đầu tư thấp.

Hơn nữa ,việc định kỳ hạn nợ đối với các món vay đôi khi còn mang tính chủ quan của con người ,đặc biệt là khi đối tượng cho vay là các thiết bị vật tư ,hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại.

Ưu điểm của phương thức cho vay từng phầnƯu điểm của phương thức cho vay từng phần

Cho nên nếu không phù hợp sẽ dẫn tới vòng quay vốn lưu động của khách hàng lớn hơn vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ bị khách hàng chiếm dụng vốn hoặc nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong kế hoạch về nguồn vốn.

Do đó ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ những khách hàng của mình trong việc sử dụng vốn vay của ngân hàng.

So sánh cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng

Chỉ tiêu Phương thức cho vay từng lần Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng
 Đối tượng áp dụng.

Khách hàng(KH) có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, nguồn thu không ổn định.

KH có nhu cầu vay từng lần.

KH có nhu cầu vay vốn – trả nợ thường xuyên, có uy tín với NH.

KH có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với cho vay từng lần.

Đối tượng cho vay. Cho vay vốn lưu động nhằm bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, cho vay bên thi công để hoàn thành các hạng mục công trình xây dựng, cho vay tiêu dùng… Cho vay theo toàn bộ nhu cầu vay trong kỳ của KH.
Quy mô khoản vay Được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của KH, giá trị tài sản bảo đảm, khả năng trả nợ của KH, khả năng nguồn vốn của NH, giới hạn cho vay… và được ghi rõ trong hợp đồng. Được xác định dựa trên cơ sở dự tính về lượng vốn lớn nhất mà KH có thể cần trong suốt thời hạn duy trì hạn mức tín dụng.
Cách xác định nhu cầu vay vốn Nhu cầu vay = Tổng chi phí cần thiết cho sản xuất kinh doanh trong kỳ – Vốn tự có – Vốn khác. Nhu cầu vay = Nhu cầu VLĐ trong kỳ – Vốn tự có – Vốn khác (nếu có).
Thời hạn cho vay Là khoảng thời gian được tính từ khi KH bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng(NH) và KH. Thời hạn cho vay cụ thể trên từng giây nhận nợ đảm bảo không vượt quá thời gian duy trì hạn mức tín dụng (thời điểm hết hạn trả nợ của giấy nhận nợ có thể vượt quá thời điểm hết hiệu lực của thời hạn cho vay).
Cấp vốn Kế hoạch rút vốn (một hoặc nhiều lần) được ghi rõ trong hợp đồng và có thể điều chỉnh nếu NH đồng ý. Kế hoạch rút vốn không được ghi trong hợp đồng, KH rút tiền vay theo nhu cầu thực tế trong phạm vi hạn mức tín dụng còn lại.
Thu nợ Thực hiện theo lịch trả nợ đã được thỏa thuận trong hợp đồng và có thể điều chỉnh theo thực tế. Lịch trả nợ được thỏa thuận vào thời điểm rút tiền vay.

Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về tư liệu sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý, nguồn tài nguyên, môi trường pháp lý chưa đồng bộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa ổn định... Do đó, các doanh nghiệp phần lớn không đủ khả năng để thoả mãn các điều kiện mà phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đưa ra. Bởi vậy, hiện nay các ngân hàng thương mại chủ yếu áp dụng phương thức cho vay từng lần.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hãy ĐĂNG KÝ để được tư vấn NGAY

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay tín chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *