Các loại thẻ tín dụng được ngân hàng cho phép chủ thẻ có thể chi tiêu trước và trả tiền sau, với một hạn mức tương ứng được ngân hàng cung cấp trên thẻ. Số tiền có trong thẻ tín dụng sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng cá nhân.
3 trường hợp thẻ tín dụng mất tiền dù không quẹt thẻ
Bị đánh cắp thẻ tín dụng
Một khách hàng tại TP HCM gần đây vừa bị kẻ gian đột nhập lấy cắp thẻ tín dụng mà không hề hay biết. Chỉ đến khi đang ngồi nhà vào buổi tối, điện thoại báo tin nhắn có hai giao dịch bằng thẻ tín dụng của mình được thanh toán tại một cửa hàng điện thoại di động với số tiền gần 40 triệu VND, anh mới tá hoả.
Ngay sau đó, dù đã gọi điện thoại lên tổng đài của ngân hàng phát hành thông báo mất thẻ nhưng đây là sai sót do lỗi từ phía khách hàng (để mất thẻ) nên nhà băng cho biết không thể bồi thường. Ngân hàng chỉ hỗ trợ khách cung cấp các thông tin để hợp tác với cơ quan điều tra.
Tương tự, chị Lan Anh (Hà Nội) trong một lần đi nghỉ tại TP HCM cũng bị rơi ví trong đó có thẻ tín dụng với hạn mức được cấp khá lớn. Ngay sau đó, kẻ cắp đã "quẹt" bằng thẻ của chị để mua 2 chiếc iPhone 6 tại một cửa hàng điện máy, điện thoại di động
Trên thực tế, các hệ thống bán lẻ điện máy, điện thoại nằm trong danh sách những điểm tiêu thụ thẻ ăn cắp và thông tin thẻ ăn cắp hàng đầu. Lý do, đây là dạng Merchant - Điểm chấp nhận thanh toán thẻ lý tưởng cho những tội phạm thẻ: Việc mua bán dễ dàng, giá trị thanh toán lớn, hàng hoá mua xong dễ thanh lý, quy trình quẹt thẻ lỏng lẻo...
Hiện một số cửa hàng đã yêu cầu khách quẹt thẻ tín dụng để mua hàng giá trị lớn phải xuất trình CMND. Tuy nhiên, việc này gây phiền hà nhiều cho khách hàng nên quy định này không được đón nhận và cũng sớm bị "chết yểu".
Bị mất thông tin thẻ
Tiền trong tài khoản bốc hơi một cách vô lí
Với thẻ tín dụng, dù vẫn nằm trong ví, bạn vẫn có thể mất tiền nếu để lộ thông tin thẻ cho kẻ gian. Đây cũng là trường hợp thường gây nhiều tranh cãi nhất giữa ngân hàng và khách hàng về trách nhiệm khi xảy ra sự cố khi cả hai bên đổ lỗi cho nhau là "thủ phạm" lộ thông tin.
Ăn cắp thông tin tại Việt Nam rồi bán ra nước ngoài là phương thức phổ biến nhất hiện nay đối với thẻ tín dụng. Cách đây không lâu, một chủ thẻ tên Trang (sống tại TP HCM, chưa một lần bước chân đến nước Anh) nhưng lại nhận tin nhắn thông báo trừ tiền của ngân hàng với giao dịch để mua thực phẩm với giá trị 174 bảng (khoảng 5.7 triệu VND).
Tương tự, một khách hàng tại Nam Định cũng "nếm trái đắng" và bị thiệt hại 48 triệu VND cho 5 giao dịch được thanh toán online bằng bảng Anh từ tài khoản Visa Debit trong khi thẻ vẫn cất tủ.
Quy trình thanh toán trực tuyến đối với thẻ tín dụng hiện nay khá sơ sài. Khác với thẻ nội địa, khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trực tuyến, hệ thống chỉ yêu cầu nhập họ tên chủ thẻ, số thẻ thời hạn hiệu lực và mã xác thực thẻ (CVV). Tất cả các thông tin này đều được in ở mặt trước và mặt sau của thẻ. Hiện rất ít ngân hàng sử dụng phương thức xác thực bằng mật khẩu dùng một lần (OTP - One time password) để gửi mật khẩu qua tin nhắn cho khách hàng xác nhận trước khi thanh toán.
Xem thêm: Các thủ đoạn đánh cắp thông tin thẻ tín dụng dễ dàng tới “không tưởng"
Giám đốc một trung tâm thẻ của ngân hàng cho rằng lộ thông tin có thể xảy ra do vô tình ở nhà hàng siêu thị. Nếu nhân viên cửa hàng gian lận, khách không để ý, họ có thể copy, chụp lại thông tin in trên thẻ sau đó bán ra nước ngoài.
Tại hầu hết các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ ở Việt Nam, nhân viên thu ngân đều tự tay quẹt thẻ thay vì đưa cho chủ thẻ thực hiện. Chưa kể, trong một số trường hợp, chủ thẻ tín dụng khá chủ quan khi đưa thẻ cho nhân viên thu ngân ở ngoài tầm nhìn của mình.
Làm mất thẻ tín dụng
Làm mất thẻ tín dụng
Theo quy định của các tổ chức thẻ quốc tế và tại điều khoản phát hành thẻ của các ngân hàng cũng nêu rõ, trước thời điểm thông báo về việc bị mất, đánh cắp thẻ, thông tin thẻ, khách hàng phải chịu trách nhiệm về mọi giao dịch của mình.
Do đó, giám đốc trung tâm thẻ của một ngân hàng cổ phần khuyến cáo, ngay khi phát hiện bị mất thẻ ngân hàng, dù là thẻ tín dụng (Credit) hay ghi nợ quốc tế (Debit), việc đầu tiên khách hàng cần làm là phải thông báo với ngân hàng phát hành để chặn việc kẻ gian có thể dùng thẻ để thanh toán. "Kể từ thời điểm ngân hàng nhận được thông báo mất thẻ và yêu cầu khoá thẻ của khách, ngân hàng phải chịu toàn bộ trách nhiệm với những giao dịch lạ phát sinh về sau", ông nói.
Tuy nhiên, với điều khoản "miễn trừ" này, nhiều khách hàng cho rằng đến nay quyền lợi của họ không hề được ai bảo vệ (trong trường hợp sự cố xảy ra do mất thông tin thẻ). Chưa kể, sau khi sự cố xảy ra, sự phối hợp và hỗ trợ của ngân hàng với khách để tìm ra nguyên nhân và khắc phục cũng được xem là vấn đề lớn. Nhiều khách hàng cho biết, họ luôn bị đổ lỗi trong khi thực tế, ngân hàng là đơn vị nắm đằng chuôi và cũng không loại trừ khả năng thông tin bị rò rỉ từ chính cơ sở dữ liệu của khách hàng.
Xem thêm: Làm gì khi thẻ tín dụng bị mất?
Các rủi ro thường gặp trên thẻ tín dụng
Nói tới thẻ tín dụng không thể không nói tới rủi ro, và có thể đây chính là lý do duy nhất ngăn cản người tiêu dùng tiếp cận với nó. Có nhiều loại rủi ro với thẻ tín dụng và một đặc điểm chung giữa các rủi ro này chính là xuất phát từ chính người sử dụng; rất ít trường hợp là do lỗi của ngân hàng, nếu đây là lỗi do ngân hàng thì chắc chắn họ sẽ phải đền bù cho bạn. Nếu ngân hàng từ chối đền bù, bạn có lý do loại ngân hàng khỏi tâm trí mà không cần lăn tăn.
Rủi ro thông tin
Đó là mã PIN, thông tin mặt trước và mặt sau thẻ. Thẻ tín dụng hiện nay được tích hợp chip EMV có độ bảo mật cao nhất so với các công nghệ dùng cho thẻ từ trước tới giờ, nhưng tại sao thông tin của khách hàng vẫn thường xuyên bị mất cắp? Lơ là khi để thu ngân cầm thẻ của bạn, để thẻ quá lộ liễu trước nhiều người, gian lận từ nhân viên ngân hàng, click vào các link độc hại không rõ nguồn gốc, bị các thông tin giả mạo như người dùng Facebook lừa đảo chẳng hạn…
Nếu bạn đang sử dụng thẻ tín dụng, lúc nào bạn cũng phải ý thức thẻ tín dụng không khác gì một tài sản, và chúng ta phải có trách nhiệm cất giữ tài sản đó cẩn thận.
Rủi ro trả chậm
Ngân hàng áp 2 phí phạt và lãi suất thẻ: Phí phạt vượt hạn mức thẻ tín dụng (chi tiêu vượt quá số tiền được cấp cho thẻ), phí phạt trả chậm khi bạn không trả đủ số tiền tối thiểu mà ngân hàng yêu cầu sau 45 ngày, lãi suất sẽ bị tính khi bạn không thanh toán đủ tổng số tiền đã dùng từ thẻ trong kỳ.
Phí phạt rất cao, vì vậy nếu bạn sợ không thể quản lý chi tiêu tốt thì tốt nhất là không nên làm thẻ để không thấy "phiền lòng" mỗi khi cầm thẻ tín dụng trên tay.
Các rủi ro thường gặp trên thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng chứa trong đó rất nhiều tiền, nếu bạn không cẩn thận thì “khoản vay ngân hàng di động” đó sẽ bị bốc hơi lúc nào mà bạn không biết. Vì thế, hãy luôn để ý đến chiếc thẻ tín dụng của mình.
Bình luận
Nội quy : nhận xét có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần bị baned nick.