avatart

khach

icon

Điểm danh những kênh đầu tư sinh lời lớn từ tiền nhàn rỗi

Kiến thức vay vốn

- 18/01/2019

0

Kiến thức vay vốn

18/01/2019

0

Trên thị trường, hiện đang có rất nhiều kênh đầu tư đang nở rộ. Không cần phải là người có khoản tiền lớn, đầu tư vào các dự án lớn mới được gọi là “nhà đầu tư”. Nếu bạn có trong tay một khoản tiền nhàn rỗi tích lũy được không quá lớn vẫn có thể tham gia đầu tư một cách hiệu quả. Vậy nên tham gia kênh đầu tư nào?

Mục lục [Ẩn]

Để đầu tư sinh lời từ tiền nhàn rỗi có hiệu quả, trước tiên bạn nên xác định tính mạo hiểm của từng kênh, khả năng nhạy cảm và nắm bắt thị trường của mình phù hợp với kênh đầu tư nào, sau đó mới tìm hiểu cách tối ưu kênh đầu tư để tiền sinh lời.

Gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng - Nên biết “nghệ thuật” tăng lãi kép

Gửi ngân hàng được ví như “ bỏ ống heo” với tiền lời thấp nhưng khá an toàn. Nhiều người coi đây là giải pháp tối ưu khi không dám mạo hiểm cho các kênh đầu tư khác. Tuy nhiên, nếu bạn muốn “con heo” của mình vẫn béo lên từng ngày thì bạn nên biết đến “nghệ thuật” sinh lãi kép. Hiện nay nhiều ngân hàng có dịch vụ tiết kiệm tích lũy có kỳ hạn khá hay, nhờ đó người gửi sẽ tạo được lãi kép tốt.

Ví dụ: Bạn gửi tiền ngân hàng 200 triệu, một năm lãi 10%.

Năm thứ nhất bạn lấy về số tiền gốc 200 triệu, kèm với số lãi là 20 triệu bạn sẽ có số tiền là 220 triệu. Nếu theo cách tính “lãi đơn” thông thường, bạn sẽ tiếp tục tính lãi với số tiền 200 triệu và lấy lãi 20 triệu về tiêu dùng.

Tuy nhiên ở đây bạn sẽ không dùng số lãi đó mà lấy lãi 20 triệu đó đập vào tiền gốc 200 triệu, bạn có 220 triệu và tiếp tục gửi ngân hàng. Do đó, hết năm thứ 2 bạn có số tiền cả vốn lẫn lãi là 220 triệu cộng với 22 triệu tiền lãi. Tổng số tiền bạn có được là 242 triệu đồng.

Vay tín chấp để đầu tư sinh lời có hiệu quả

Đầu tư tiền nhàn rỗi vào vàng/ngoại tệ

Với nền kinh tế thị trường, vị thế bản vị của vàng không còn như trước. Việc tích trữ vàng không còn là kênh đầu tư sinh lãi hấp dẫn. Giá vàng hiện tại biến động rất khó lường, thị trường vàng trong nước không liên thông với nhau, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hiện rất cao… là những yếu tố khiến người đầu tư vàng có thể thua lỗ dù giá vàng thế giới tăng.

Bên cạnh đó thị trường mua bán ngoại tệ cũng thiếu hấp dẫn. Tuy có những thời điểm đồng USD tăng giá, nhưng so với những kênh đầu tư khác thì lại không đáng kể. Đồng thời, để bảo vệ giá trị VND, nhà nước có chính sách không khuyến khích người dân dự trữ USD và luôn có giải pháp nhằm ổn định tỷ giá ngoại tệ.

Chính vì vậy, nếu muốn đầu tư sinh lời từ tiền nhàn rỗi thì kênh đầu tư này không phải là sự lựa chọn khôn ngoan trong thời điểm hiện tại.

Đầu tư tiền nhàn rỗi vào bất động sản

Xem ngay: Nhà đầu tư nên đầu tư tiền vào đâu ít rủi ro nhất trong năm 2018?

Đầu tư sinh lời từ tiền nhàn rỗi vào bất động sản

Với thời điểm hiện nay, thị trường Bất Động Sản đang trong giai đoạn “hồi sinh”, cung - cầu chuyển hướng đang thiên về phân khúc bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cao cấp chuyển mạnh sang phân khúc nhà ở, căn hộ vừa và nhỏ, có giá vừa túi tiền. Đó chính là thời cơ cho những người có số tiền nhàn rỗi không nhiều nhưng vẫn có thể đầu tư sinh lời từ tiền nhàn rỗi vào bất động sản.

Hiện ở các thành phố lớn, công nhân/ người lao động hoặc các gia đình nhập cư khá đông. Vì vậy đầu tư cho thuê các chung cư mini/ nhà riêng là các đầu tư khá hiệu quả, tuy phải tốn công và chịu khó trong thời gian xây dựng và quản lý ban đầu, nhưng khi mọi thứ đã đi vào ổn định thì bạn sẽ có một nguồn thu lớn hàng tháng, đồng thời miếng đất của bạn sẽ tiếp tăng giá.

Bước đầu tư tiếp theo dành do những ai biết tính toán và sẵn sàng mạo hiểm một chút. Đó là từ toàn bộ tài sản trên (đất và nhà cho thuê), bạn tiếp tục lấy giấy tờ nhà đất này đi thế chấp, ngân hàng sẽ cho bạn vay được khoảng 70% giá trị tài sản thế chấp với điều kiện trả góp vốn + lãi hàng tháng trong vòng nhiều năm.

Với số tiền này, bạn tiếp tục mua thêm một mảnh đất. Đừng quá lo lắng, tiền thu được từ người thuê nhà của khu đất trước đủ để bạn trả lãi lẫn gốc hàng tháng cho ngân hàng. Đến thời điểm khi tất toán tiền vay của ngân hàng, bạn đã có thêm trong tay một mảnh đất nữa. Như vậy, trong 5-7 năm, số tài sản của bạn đã được nhân 2-3 lần giá trị ban đầu.

Đầu tư tiền nhàn rỗi vào chứng khoán

Muốn giàu nhanh hãy học những cách đầu tư chứng khoán này.

Đầu tư sinh lời từ tiền nhàn rỗi vào chứng khoán

Từ năm 2017 đến đầu năm 2018, chứng khoán được nhiều chuyên gia nhận định là kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn nhất. Cụ thể, trong năm 2017 thị trường chứng khoán đã có sức bật rất mạnh, tăng trưởng khoảng 50% và đến đầu năm 2018, VN-Index đã lên đến trên 1000 điểm.

Chứng khoán tăng mạnh một phần là do chuyển biến tích cực của nền kinh tế. Thêm nữa, khối ngoại đã đổ tiền rất mạnh thị trường chứng khoán Việt Nam, trở thành động lực thúc đẩy thị trường tăng trưởng. Sự cải tổ nền kinh tế, tiết giảm thủ tục hành chính, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài… của Chính phủ cũng đã tác động tích cực đến thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán luôn là cơ hội để làm giàu. Để tham gia thị trường này, bạn chỉ cần có trong tay 100 triệu đồng là có thể mua được trên 1.000 cổ phiếu thuộc hàng blue-chip (cổ phiếu tốt) hoặc từ 2.000 đến 3.000 cổ phiếu giá rẻ.

Dù vậy, để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, các nhà đầu tư nên tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp dự định mua cổ phiếu một cách kỹ lưỡng. Nhiều nhà đầu tư chứng khoán mắc phải lỗi phổ biến là họ thường nuôi hi vọng cổ phiếu sẽ tăng giá trở lại mỗi khi cổ phiếu rớt giá và thường chần chừ “cắt lỗ”.

Đầu tư tiền nhàn rỗi vào kinh doanh cơ sở dịch vụ

Với khoản tiền từ 200-500 triệu, bạn có thể mở dịch vụ kinh doanh như: shop bán hàng lưu niệm, quần áo, giày dép (chọn những mặt hàng lạ, độc đáo), tiệm internet, cửa hàng tạp hóa, đại lý phân phối sản phẩm của các nhà sản xuất trong và ngoài nước, quán cà phê không cần lớn nhưng có phong cách lạ… Có lời khuyên cho bạn là khi mở các dịch vụ nên bám vào sở trường, sở thích của mình thì dễ thành công hơn. Tuy kinh doanh từ số tiền nhàn rỗi không nhiều nhưng bạn cũng nên lập kế hoạch, dự án (tóm tắt các bước thực hiện, dự toán tài chính…) đối với dịch vụ ấy trước khi bắt đầu thực hiện để đảm bảo độ an toàn và thành công cao.

Nếu bạn không phải là người giỏi kinh doanh, quỹ thời gian cho công việc chính khá lớn thì bạn có thể dùng số tiền nhàn rỗi của mình cho các “dự án” đầu tư cơ sở dịch vụ có quy mô không quá lớn. Thực tế có khá nhiều chủ dự án mặc dù đã xây dựng được phương hướng phát triển giàu triển vọng nhưng lại thiếu vốn đầu tư, họ huy động từ nhiều nguồn, chấp nhận cả những khoản đầu tư không quá lớn và đảm bảo lợi nhuận ở mức cao 5-7%/tháng.

Như vậy nếu bạn đầu tư 200 triệu đồng vào một dự án xây dựng cơ sở dịch vụ với vai trò đồng sở hữu, sau khi cơ sở dịch vụ đó đi vào hoạt động, bạn sẽ được hưởng nguồn thu đều đặn 12-14 triệu đồng/ tháng.

Dù vậy cách đầu tư này vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro nếu như những “nhà đầu tư nghiệp dư” thiếu kinh nghiệm và kỹ năng để đánh giá về tiềm năng của dự án, tính toán một cách chính xác khả năng sinh lợi, dự liệu trước những tình huống xấu có thể xảy ra.

Thứ nhất, việc góp vốn nhỏ (với tỉ lệ khoảng 5-10% tổng vốn dự án) để hưởng lợi nhuận phát sinh chỉ nên thực hiện khi chủ dự án là những người thật sự thân thiết, đáng tin cậy. Bạn nên nghĩ đến trường hợp nếu gửi vốn vào những chỗ không đáng tin cậy thì chủ dự án sẽ có vô số lý do để “hô biến” khoản tiền của các “nhà đầu tư” mà không hề bị “vướng” về luật.

Thứ 2, đó là “chất lượng” của dự án. Bạn chỉ nên góp vốn vào những dự án gần như chắc chắn có khả năng sinh lợi - trừ những rủi ro bất khả kháng. Tốt nhất là hãy nhờ những người có kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh thẩm định dự án trước khi quyết định góp vốn.

Vì vậy, cho dù bạn chọn kênh đầu tư nào, lời khuyên “Đừng dồn hết trứng vào cùng một rổ” luôn chẳng bao giờ là thừa. Tùy vào nhu cầu và nội lực tài chính cụ thể, mức tiền mình có và khả năng nhạy cảm và nắm bắt thị trường, với số tiền nhàn rỗi có trong tay bạn sẽ biết rõ kênh đầu tư nào nên đáng được cân nhắc nhất để “tiền đẻ ra tiền”.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay thế chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *