Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế có gì khác nhau?
Mục lục [Ẩn]
Giao dịch ngoại hối thường xuyên phải đề cập hai khái niệm tiền tệ tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế. Chúng trở thành công cụ hữu hiệu để tính toán và so sánh giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước với giá quốc tế, năng suất lao động trong nước với năng suất lao động quốc tế.
Căn cứ vào mối quan hệ tỷ giá với chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá danh nghĩa (E): Giá trong nước của một đơn vị ngoại tệ (EH/F), hay ngược lại, giá nước ngoài của một đơn vị nội tệ (EF/H = 1/EH/F).
Các loại tỷ giá hối đoái danh nghĩa
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương (Bilateral Exchange Rate) là giá cả của một đồng tiền so với một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến chênh lệch lạm phát giữa hai nước.
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương (NEER–Nominal Efective Exchange rate) không phải là tỷ giá, nó là một chỉ số được tính bằng cách chọn ra một số loại ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) và tính tỷ giá trung bình các tỷ giá danh nghĩa của các đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương ứng.
Thông tin chi tiết về tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá hối đoái thực tế
Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và ngoài nước. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế.
Các loại tỷ giá hối đoái thực tế
- Tỷ giá thực song phương (Bilateral Real Exchange Rate - BRER) là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Vì thế có thể xem tỷ giá thực song phương là thước đo sức cạnh tranh trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia so với một quốc gia khác.
Trong tỷ giá thực song phương được chia làm 2 loại:
- Tỷ giá thực song phương ở trạng thái tĩnh là tỷ giá thực song phương được xét tại một thời điểm.
- Tỷ giá thực song phương ở trạng thái động: Hiện nay không có quốc gia nào công bố giá của một rổ hàng hóa, cho nên tỷ giá thực ở trạng thái tĩnh chỉ mang ý nghĩa lý thuyết. Vì vậy, người ta sử dụng tỷ giá ở trạng thái động để tính toán sự vận động của tỷ giá thực từ thời kỳ này sang thời kỳ khác thông qua việc điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa với chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia có đồng tiền đem so sánh.
- Tỷ giá thực đa phương (Multilateral Real Exchange Rate - MRER) của một nước phụ thuộc vào tỷ giá danh nghĩa đa phương (nghĩa là phụ thuộc vào tỷ trọng của các đồng ngoại tệ trong rổ tiền tệ quốc gia, tỷ giá danh nghĩa song phương của các đồng tiền ngoại tệ trong rổ) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia có đồng tiền trong rổ ngoại tệ nước đó.
MRERr = ∑I = 1nwiNERIPPIICPI |
Trong đó:
- MRER: Multilateral Real Exchange Rate
- t: Thời điểm t (năm, tháng)
- i: Các bạn hàng thương mại chính
- wi: Trọng số thương mại
Ví dụ: Quan hệ giữa NER và BRER
Giả sử một giạ lúa gạo ở Mỹ bán với giá 100 USD và một giạ lúa gạo ở Nhật bán với giá 16000 Yên (tỷ giá hối đoái danh nghĩa thời điểm này là 80 yens/USD). Giá gạo của Mỹ theo đồng yên là:
- Giá gạo ở Mỹ = 100 USD/tạ = 8000 yens/tạ.
- Do đó, tỷ giá hối đoái thực tế là 1/2 tạ gạo ở Nhật Bản trên một (1) tạ gạo ở Mỹ.
- Công thức: Tỷ giá Yens Nhật - Dollar Danh nghĩa và Thực
- Norminal: EYENS/USD
- Real: (EYENS/USD)*(Pus/PJapan)
Thế vào bài toán trên, ta có:
- Real = (80/1)*(100/16000) = 1/2
Sự khác biệt tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát.
- Tỷ giá hối đoái thực: Là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó.
Bảng sau sẽ cho bạn thấy rõ những khác biệt cơ bản giữa hai loại tỷ giá hối đoái này:
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa | Tỷ giá hối đoái thực tế | |
Định nghĩa | Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ bạn tìm thấy tại ngân hàng và người đổi tiền, và tỷ giá mà bạn có thể đổi ngoại tệ cho đồng nội tệ hoặc ngược lại. | Tỷ giá hối đoái thực tế cho thấy tỷ lệ giữa mức giá địa phương và mức giá ở nước ngoài. |
Ý nghĩa | Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá quy đổi tiền tệ. | Tỷ giá hối đoái thực cho thấy số lượng hàng hoá và dịch vụ mua tại một quốc gia có thể được trao đổi cho hàng hoá và dịch vụ của một nước khác. |
Tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái danh nghĩa nên được tính toán vì chúng cung cấp tổng quan toàn diện về tỷ giá hối đoái giữa hai nước. Giá hối đoái danh nghĩa và thực cũng rất quan trọng để các quốc gia so sánh mức chi phí sinh hoạt. |
||
Vai trò |
Tỷ giá danh nghĩa cao có thể cho thấy đồng nội tệ có thể mua thêm hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Tuy nhiên, điều này có thể không phải là trường hợp khi tỷ giá thực giữa hai tỷ lệ được tính. | Tỷ giá hối đoái thực có thể hữu ích hơn khi đánh giá ảnh hưởng của tỷ giá đối với thương mại quốc tế so với tỷ giá hối đoái danh nghĩa vì nó cho thấy hàng hoá có thể được mua ở nước ngoài bao nhiêu lần. |
Mối quan hệ giữa 2 tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực
Để có thể thấy được mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và danh nghĩa chúng ta cùng đi tìm hiểu qua công thức sau:
Er = E.P*/P |
Trong đó:
- Er là tỷ giá thực tế
- E là tỷ giá danh nghĩa
- P* là giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ
- P là giá cả ở trong nước bằng nội tệ.
Theo công thức này thì:
- Một sự gia tăng của e là sự mất giá thực tế (so với giá danh nghĩa) và cho thấy hàng hóa trong nước tăng cạnh tranh về giá ở thị trường nước ngoài.
- Một sự suy giảm của e là sự tăng giá thực tế, cho thấy giá tương đối của hàng hóa trong nước tăng và vì vậy giảm năng lực cạnh tranh về giá của nước đó.
- Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ kinh tế đối ngoại, tình trạng cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp. Vì vậy, khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, Nhà nước phải xem xét nhiều mặt, tính toán đến nhiều tác động khác nhau, trái chiều nhau của tỷ giá để thu được hiệu quả kinh tế như mong muốn.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất