avatart

khach

icon

Vì sao bạn cần quan tâm về lãi suất âm trong thời hội nhập kinh tế?

Kiến thức vay vốn

- 21/07/2019

0

Kiến thức vay vốn

21/07/2019

0

Với mong muốn thúc đẩy vay nhiều hơn nhằm tránh lãng phí nguồn tiền huy động, kích cầu ở một số ngành kinh tế hay mong muốn khống chế lạm phát tốt hơn… là nguyên nhân ra đời của lãi suất âm.

Mục lục [Ẩn]

Nếu đã quá quen thuộc với mức lãi thực nhận được sau khi gửi tiết kiệm ngân hàng thì cho đến khi biết về lãi suất âm, bạn sẽ cảm thấy bối rối vì lãi suất này không chỉ đi ngược với thị trường mà còn làm mọi quy tắc vay và cho vay đảo lộn.

Lãi suất âm là gì?

Trái với lãi suất thông thường, lãi suất âm có nghĩa là người gửi tiền sẽ phải trả tiền lãi suất tiết kiệm thay vì nhận tiền lãi.

Hiểu đơn giản hơn, lãi suất âm có nghĩa là những ngân hàng thương mại bị phạt vì khoản tiền dự trữ tại ngân hàng trung ương, thay vì trả lãi suất dương thông thường (lãi suất thực dương là mức lãi suất đủ bù đắp sự mất giá của đồng tiền và có lãi thực ở một mức độ nào đó. Nói khác đi, lãi suất tiền gửi ngân hàng phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát), lại được trả mức lãi suất rất thấp để thúc đẩy cho vay. Giống như thể ngân hàng mà bạn gửi tiền bắt đầu tính phí giữ hộ tiền cho bạn thay vì trả bạn một mức lãi suất dù bèo bọt.

Trong trường hợp này, người gửi tiền chính là các ngân hàng thương mại mà không phải là các cá nhân, doanh nghiệp. Lúc này, các ngân hàng sẽ gửi số tiền không sử dụng của mình đến các ngân hàng trung ương như Ngân hàng trung ương châu Âu ECB, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED.

Thay vì sẽ trả lãi cho ngân hàng gửi, các ngân hàng trung ương sẽ thu phí giữ tiền của các ngân hàng thương mại.

Chính sách lãi suất âm được đưa ra đầu tiên năm 2009 và Riksbank của Thụy Điển trở thành ngân hàng đầu tiên đưa lãi suất xuống âm. Sau đó có Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng trung ương Đan Mạch, Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ, và mới nhất là Ngân hàng Nhật Bản.

Xem thêm: Bị phạt nặng nếu vượt trần lãi suất tiền gửi dưới 1 tháng

Lãi suất âm hoàn toàn trái ngược với lãi suất thông thườngLãi suất âm hoàn toàn trái ngược với lãi suất thông thường

Mục đích của việc phát hành lãi suất âm

Khi phát hành lãi suất âm, mặc dù sẽ gây biến động cho nền kinh tế bằng việc hạ thấp chi phí cho vay với mọi người nhưng thông qua đó, người phát hành kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cụ thể như sau:

  • Về lý thuyết, lãi suất âm khuyến khích cho vay, kích thích người dân và doanh nghiệp chi tiêu thay vì giữ tiền. Đơn vị phát hành mong muốn sẽ thúc đẩy nhu cầu cho vay nhiều hơn kỳ vọng để tránh lãng phí nguồn tiền huy động gửi tiết kiệm đang có của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính
  • Các ngân hàng trung ương hy vọng lãi suất âm sẽ khiến các các ngân hàng thương mại thay vì phải trả phí để “nhờ” ngân hàng trung ương giữ tiền hộ, sẽ rút tiền về và tăng cường cho vay tiêu dùng và đầu tư, và nhờ đó, sẽ thúc đẩy lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
  • Khi áp dụng lãi suất âm, thị trường chứng khoán tại nước áp dụng sẽ khởi sắc và hấp dẫn nhiều nhà đầu tư hơn.

Lãi suất âm có thực sự mang lại hiệu quả?

Mặc dù với sự kỳ vọng khá cao rằng lãi suất âm sẽ đóng góp cải thiện nền kinh tế nhưng khi áp dụng vào thực tế ở một số nước thì gặp phải một vài vấn đề phát sinh, cụ thể như sau:

  • Thị trường chứng khoán chưa thực sự khởi sắc: Khi phát hành, nhiều người kỳ vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư chuyển từ trái phiếu sang cổ phiếu. Thế nhưng trên thực tế, việc áp dụng không rõ ràng và đạt được hiệu quả như mong đợi. Điều này chỉ khiến các ngân hàng bị cắt giảm lợi nhuận và làm thị trường chứng khoán trì trệ thêm.
  • Mức tín dụng trong nước gia tăng: Khi áp dụng lãi suất âm, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ phải cho vay nhiều hơn với lãi suất và chi phí thấp. Việc này hoàn toàn không mang đến lợi ích gì cho ngân hàng. Vì thế phần lớn ngân hàng tại các nước triển khai lãi suất âm đều siết chặt phạm vi cho vay. Điều này chỉ làm làm suất cho vay của người cần vay tài chính tăng nhanh chóng. Do đó trong một thời gian ngắn, số lượng người đi vay sụt giảm trầm trọng.
  • Tiền rẻ vẫn không khiến mọi người lạc quan hơn: Với khoản phí mà ngân hàng thương mại phải trả cho ngân hàng trung ương, cùng với thu nhập từ các khoản cho vay suy giảm, ngân hàng thương mại phải chịu nhiều sức ép hơn từ lãi suất âm

Việt Nam hiện có đang áp dụng lãi suất âm không?

Như đã phân tích ở trên, lãi suất âm mặc dù trên khái niệm sẽ giúp nền kinh tế phát triển tốt hơn nhưng trên thực tế lại không khẳng định được điều này. Khi áp dụng lãi suất âm, nhà nước cũng cần phải xem xét về tình hình kinh tế hiện tại. 

Hơn nữa, lãi suất âm chỉ có lợi cho các nước mạnh về xuất khẩu trong khi nước ta lại thiên về nhập khẩu là chính nên lãi suất âm chưa được áp dụng tại Việt Nam.

Việt Nam không áp dụng lãi suất âmViệt Nam không áp dụng lãi suất âm

Lãi suất âm được phát hành với mong muốn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên trên thực tế nhiều nước áp dụng, lãi suất âm chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn và chỉ mang đến hiệu quả cho các nước xuất khẩu là chủ yếu.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn gửi tiết kiệm

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT GỬI TIẾT KIỆM

Số tiền gửi

Chọn số tiền gửi

Hình thức nhận lãi

Chọn hình thức nhận lãi

Kỳ hạn gửi

Chọn kỳ hạn gửi

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *