avatart

khach

icon

Vay thế chấp doanh nghiệp - Giải pháp hỗ trợ kinh doanh hiệu quả

Kiến thức vay thế chấp

- 12/06/2021

0

Kiến thức vay thế chấp

12/06/2021

0

Vay thế chấp doanh nghiệp là hình thức vay vốn phổ biến dành cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu về vốn để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Mục lục [Ẩn]

Vay thế chấp doanh nghiệp là gì?

Vay thế chấp doanh nghiệp là hình thức ngân hàng cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vay vốn có sự đảm bảo bằng tài sản thế chấp như tài sản cố định của doanh nghiệp, giấy đăng ký kinh doanh… Ngân hàng sẽ giữ lại các giấy tờ liên quan về tài sản thế chấp đó, còn quyền sở hữu thì vẫn thuộc về doanh nghiệp.

Nếu như doanh nghiệp không có khả năng trả được nợ thì buộc doanh nghiệp phải chuyển giao quyền sở hữu tài sản thế chấp đó cho ngân hàng để thanh lý trừ nợ.

Hiện nay, với hình thức vay thế chấp doanh nghiệp, các ngân hàng có những gói vay:

  • Cho vay bổ sung vốn lưu động
  • Cho vay theo dự án đầu tư
  • Cho vay thanh toán

Vay thế chấp doanh nghiệp - giải pháp tài chính hiệu quả

Vay thế chấp doanh nghiệp - giải pháp tài chính hiệu quả

Lợi ích của vay thế chấp đối với doanh nghiệp

Sản phẩm vay thế chấp cho doanh nghiệp sẽ mang đến những lợi ích thiết thực sau:

  • Số tiền ngân hàng cho vay khá lớn, từ vài chục triệu đồng lên tới hàng tỷ đồng, giúp doanh nghiệp có được khoản vốn tốt để thực hiện các kế hoạch đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh...
  • So với vay tín chấp, mức lãi suất của hình thức vay thế chấp thấp hơn rất nhiều. Khách hàng có thể so sánh lãi suất vay thế chấp của các ngân hàng hiện nay để lựa chọn địa chỉ cho vay có nhiều ưu đãi nhất.
  • Thời gian cho vay lên đến 25 năm, giúp doanh nghiệp sử dụng vốn vay hiệu quả đồng thời lên kế hoạch trả nợ đúng hạn
  • Điều kiện, thủ tục vay vốn đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
  • Phương thức trả nợ linh hoạt: Lãi trả hàng tháng, tiền gốc trả theo tháng/quý/năm tùy thuộc vào thỏa thuận của khách hàng và ngân hàng cho vay
  • Tài sản đảm bảo đa dạng: bất động sản, ô tô, giấy tờ có giá...

Điều kiện để doanh nghiệp vay thế chấp

  • Trước hết, để vay được vốn của ngân hàng, bạn cần chứng minh được doanh nghiệp của bạn có đầy đủ tư cách pháp nhân và đang có các hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm vay
  • Đảm bảo khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp mình bằng cách chứng minh qua các báo cáo tài chính trước khi phát sinh hồ sơ vay vốn
  • Doanh nghiệp của bạn không có nợ quá hạn hay nợ xấu tại các tổ chức tín dụng khác
  • Tài sản thế chấp phải phù hợp với quy định chung của Chính phủ và các quy định riêng của từng ngân hàng
  • Mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng, minh bạch, hợp lý

Điều kiện đối với tài sản thế chấp doanh nghiệp

Tài sản doanh nghiệp của bạn đem thế chấp với ngân hàng có thể là nhà xưởng, máy móc, quyền sử dụng đất, ô tô,.... Các tài sản của doanh nghiệp để đi vay thế chấp cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Tài sản mang đi thế chấp bắt buộc phải thuộc quyền sở hữu, quản lý hay sử dụng của chính doanh nghiệp thực hiện việc đi vay
  • Tài sản này phải được pháp luật nhà nước Việt Nam cho phép, không bị ngăn cấm trong các hoạt động mua, bán, thế chấp, chuyển đổi…
  • Tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm tài sản đó không bị vướng vào bất cứ cuộc tranh chấp nào về quyền sở hữu, sử dụng hay quản lý

Thủ tục doanh nghiệp vay thế chấp

Tùy thuộc vào từng ngân hàng cụ thể sẽ có những yêu cầu để doanh nghiệp bạn hoàn tất việc vay vốn qua hình thức thế chấp. Nhìn chung, để vay được tiền của ngân hàng qua hình thức vay thế chấp, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
  • Đơn đề nghị được vay thế chấp ở ngân hàng, theo mẫu cụ thể của từng ngân hàng
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
  • Phương án trả nợ cả gốc lẫn lãi của doanh nghiệp
  • Các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay
  • Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo khoản vay của doanh nghiệp

Tài sản thế chấp của doanh nghiệp

Tài sản thế chấp của doanh nghiệp

Một số ngân hàng cho vay thế chấp doanh nghiệp uy tín

Ngân hàng VPBank

Sau 24 năm hoạt động, VPBank hiện đang là một trong những ngân hàng uy tín, chất lượng nhất trong lĩnh vực vay vốn. VPBank luôn có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn cho doanh nghiệp trong quá trình vay vốn, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ưu điểm gói vay thế chấp doanh nghiệp VPBank:

  • Thủ tục đơn giản
  • Thời gian phê duyệt hồ sơ nhanh chóng trong vòng 48h
  • Hạn mức cho vay hấp dẫn
  • Hỗ trợ tối đa nhu cầu

Cập nhật: Lãi suất vay thế chấp ngân hàng VPBank mới nhất.

Ngân hàng BIDV

BIDV là cái tên không thể không kể đến khi nhắc đến gói vay thế chấp doanh nghiệp. Suốt nhiều năm qua, BIDV không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ để đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những gói hỗ trợ vốn tốt nhất.

Ưu điểm gói vay thế chấp doanh nghiệp BIDV

  • Thời gian cho vay linh hoạt, thời gian ân hạn và trả nợ phù hợp với dòng tiền của dự án/doanh nghiệp.
  • Lãi suất cho vay cạnh tranh, hợp lý.
  • Được hưởng các ưu đãi khi đáp ứng các tiêu chí là khách hàng thân thiết/quan trọng của BIDV.

Xem thêm: BIDV cho vay tín chấp doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ tới 90% chi phí.

Ngân hàng VietinBank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – VietinBank ra đời năm 1988. Với mong muốn trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam về cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiệu quả đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, VietinBank đã không ngừng hoàn thiện danh mục các sản phẩm của mình. Đặc biệt, sản phẩm vay thế chấp doanh nghiệp của VietinBank luôn được đông đảo doanh nghiệp Việt Nam tin dùng.

Ưu điểm gói vay thế chấp doanh nghiệp VietinBank:

  • Được hưởng lãi suất cho vay cạnh tranh, thời gian cho vay linh hoạt, phù hợp với dự án kinh doanh
  • Được hưởng các ưu đãi khi đáp ứng các tiêu chí trở thành khách hàng chiến lược của VietinBank
  • Được tư vấn tận tình thủ tục, các thông tin cần thiết khi giao dịch Vay vốn lưu động tại VietinBank.

Xem ngay: Lãi suất cho vay doanh nghiệp của ngân hàng VietinBank.

Lưu ý dành cho doanh nghiệp khi vay thế chấp

Lãi suất

Doanh nghiệp cũng cần nắm rõ lãi suất vay thế chấp, đối với nhiều chương trình ưu đãi vay, ngân hàng thường chỉ áp dụng lãi suất ưu đãi cho vài tháng đầu sau đó lãi sẽ tùy theo điều chỉnh của ngân hàng, khi đó doanh nghiệp cần nắm rõ về lãi suất áp dụng cũng như các tính lãi. Xem ngay: Cách tính lãi suất vay thế chấp ngân hàng để chủ động tính toán cho khoản vay của mình.

Các chi phí phát sinh

Thông thường khi vay vốn, người ta chỉ chú ý đến lãi suất cho vay như lãi suất vay mua xe, vay mua nhà, vay kinh doanh, nhưng thực tế, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải thanh toán các chi phí phát sinh như phí thu xếp khoản vay, phí cam kết rút vốn, phí hủy bỏ cam kết cho vay…nhiều doanh nghiệp phải chịu cả chi phí luật sư cho ngân hàng. Do đó trước khi vay doanh nghiệp cần nắm rõ tất cả các chi phí phát sinh để tránh các khoản phí mập mờ.

Hồ sơ vay vốn

Hồ sơ vay vốn là do doanh nghiệp cung cấp và ngân hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp cam kết rằng các thông tin là đúng sự thật. Khi đã cam kết, nếu không thể thực hiện, tức là thông tin cam kết không đúng thì ngân hàng có thể coi đó là vi phạm hợp đồng và có quyền thu hồi nợ trước hạn và xử lý tài sản bảo đảm. Do đó, doanh nghiệp phải thận trọng khi cam kết và đảm bảo thực hiện đúng các cam kết để tránh rủi ro.

Ngoài ra, khi vay thế chấp ngân hàng, doanh nghiệp cần xem xét kỹ các điều khoản về tài sản bảo đảm nghĩa vụ vay và cần kiểm soát quá trình xử lý tài sản để tránh bị thiệt hại thêm. Trong trường hợp, khách hàng không có khả năng thanh toán khoản vay, để nhanh chóng thu hồi khoản nợ, ngân hàng sẽ chấp nhận bán tài sản với bất kỳ giá nào.

Trên đây, bài viết đã nêu lên các vấn đề liên quan tới vay thế chấp doanh nghiệp. Hy vọng qua những thông tin này, bạn có thể hiểu rõ hơn về loại hình này và đưa ra các quyết định đúng đắn giúp doanh nghiệp mình phát triển. Nếu bạn đang có nhu cầu vay thế chấp doanh nghiệp, hãy đăng ký để được tư vấn miễn phí:

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay thế chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *