avatart

khach

icon

Thị phần các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đang chuyển dịch như thế nào?

Bảo hiểm phi nhân thọ

- 15/05/2021

0

Bảo hiểm phi nhân thọ

15/05/2021

0

Khối bảo hiểm phi nhân thọ đang có những sự chuyển dịch đáng chú ý khi thị phần của 5 “ông lớn” đang dần bị các doanh nghiệp nhỏ chiếm lĩnh. Sự chuyển dịch thị phần các công ty bảo hiểm phi nhân thọ này diễn ra như thế nào? Cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Mục lục [Ẩn]

Đôi nét về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo hiểm phi nhân thọ là ngành dịch vụ tài chính gắn bó chặt chẽ với sự tăng trưởng của nền kinh tế và hoạt động giao thông vận tải, thương mại. Trải qua quá trình dài phát triển, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn có nhiều biến động lớn. Tính đến hết tháng 4/2021 có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang kinh doanh bảo hiểm tại thị trường Việt Nam. 

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 4/2021, tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt 608.324 tỷ đồng (tăng 22,72% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 101.471 tỷ đồng. Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 501.292 tỷ đồng (tăng 22,06% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 52.485 tỷ đồng. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 61.208 tỷ đồng (tăng 19,12% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 19.241 tỷ đồng. 

Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, quý I/2021 nghiệp vụ bảo hiểm con người dù có sự tăng trưởng vượt bậc của sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe (87%). Tuy nhiên, các sản phẩm bảo hiểm còn lại nằm trong nhóm nghiệp vụ này như bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế lại có mức tăng trưởng âm, kéo theo sự tăng trưởng chung của nghiệp vụ này giảm -2% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với các nghiệp vụ khác vẫn có sự tăng trưởng như bảo hiểm xe cơ giới vẫn tăng trưởng 7%, bảo hiểm tài sản, thiệt hại và bảo hiểm vận chuyển hàng hóa lần lượt tăng trưởng là 16% và 15%, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu tăng trưởng 7%, bảo hiểm hàng không tăng trưởng 37%, bảo hiểm cháy nổ tăng trưởng 11%, bảo hiểm trách nhiệm tăng trưởng 3%...

Tính đến hết quý I/2021, tỷ lệ bồi thường/doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm đang ở mức 30%. Trong đó, bồi thường bảo hiểm gốc đạt hơn 4.483 tỷ đồng, giảm 1% so với cùng kỳ, riêng bảo hiểm sức khỏe tăng 5% (trong nhóm nghiệp vụ bảo hiểm này bồi thường bảo hiểm chăm sóc sức khỏe tăng tới gần 80%, còn bảo hiểm y tế và tai nạn con người giảm tương ứng 61% và 15%); bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh, bảo hiểm nông nghiệp… bồi thường cũng tăng.

Còn các nghiệp như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm bảo lãnh đều giảm so với cùng kỳ.

Trước đó, chia sẻ trên truyền thông ông Ngô Việt Trung – Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, trong đó có việc giãn cách, cách ly xã hội đã làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác mới cũng như phục vụ khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Tuy nhiên, trong năm 2021 theo đánh giá chung, đa phần các doanh nghiệp đã có các phương án thích ứng với tác động của dịch bệnh đến hoạt động kinh doanh. Có thể nói, sự bùng phát trở lại của dịch bệnh có tác động nhiều đến doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đều đã nằm trong dự đoán của các công ty bảo hiểm. Những quý tiếp theo của năm 2021 dự báo thị trường bảo hiểm phi nhân thọ sẽ có nhiều chuyển biến mới.

Xem thêm: Những quy định đầy đủ nhất về điều kiện kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

Đôi nét về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Đôi nét về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Thị phần các công ty bảo hiểm phi nhân thọ chuyển dịch ra sao?

Giai đoạn 2007 - 2011, Việt Nam hội nhập và phát triển kinh tế mạnh mẽ giúp ngành BHPNT đạt tốc độ tăng trưởng cao lên tới 26%/năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn suy thoái 2012 - 2013, tốc độ tăng trưởng của ngành giảm chỉ còn 9%/năm, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, phát triển chậm.

Từ năm 2014 đến nay, tăng trưởng doanh thu trên thị trường này đã dần phục hồi song chưa thể bứt phá mạnh mẽ. Theo Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, giai đoạn 2011 - 2016, tăng trưởng trung bình của ngành là 12%/năm.

Áp lực cạnh tranh, khó khăn từ thị trường, nhiều doanh nghiệp dẫn đầu ngành đã để mất thị phần vào tay các doanh nghiệp nhỏ. Từ năm 2012 đến nay, thị phần của Top 5 ngành BHPNT đã giảm dần từ mức 70% về khoảng 60% (năm 2017). Top 5 này bao gồm: Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm dầu khí PVI, Bảo hiểm Bưu điện PTI, Bảo hiểm Bảo Minh, Bảo hiểm PJICO. 

Từ năm 2020 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ khá phân mảnh với sự tham gia của 31 công ty. Phần lớn trong số này là các công ty trong nước như Bảo Việt, PVI, PTI, BMI, Pjico, MIC, … Top 10 công ty lớn nhất chiếm khoảng 72% doanh thu phí toàn thị trường và 21 công ty chia sẻ 28% phần còn lại. Thị phần theo đó cũng có sự dịch chuyển nhất định. 

Số liệu của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm cho thấy, trong năm 2020 Bảo hiểm Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu thị trường về doanh thu phí bảo hiểm gốc khi ước đạt 9.301 tỷ đồng (giảm 9,7% so với năm 2019). Tiếp đến là Bảo hiểm PVI (7.547 tỷ đồng và tăng 3,4%), Bảo hiểm Bưu điện - PTI (6.000 tỷ đồng và tăng 5,4%), Bảo hiểm Bảo Minh (3.864 tỷ đồng và giảm 0,3%) và Bảo hiểm Petrolimex - PJICO (3.479 tỷ đồng và tăng 13,5%).

Về thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc, năm 2020 cũng có sự thay đổi giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Cụ thể:

Công ty bảo hiểm Thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc
Bảo Việt 16,9%, giảm 3,4% so với năm 2019
Bảo hiểm PVI  13,7%, giảm 0,3% so với năm 2019
PTI 10,9%, tăng 0,6% so với năm 2019
Bảo Minh  7%, giảm 0,1% so với năm 2019
PJICO  6,3%, tăng 0,6% so với năm 2019

Như vậy, tổng thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2020 của 5 nhà bảo hiểm này là 54,8% và giảm 2,6% so với năm 2019. Thực tế, mức tổng thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc của Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu không phải đến nay mới giảm, mà đã đi xuống từ năm 2012 khi ở mức 70%, tức đã mất 15,2% thị phần trong 8 năm.

Nói về nguyên nhân chính khiến thị phần của các doanh nghiệp dẫn đầu sụt giảm, các doanh nghiệp bảo hiểm cho rằng do thay đổi chiến lược hoạt động theo hướng tập trung nâng cao sự hiệu quả, không đẩy doanh thu tăng trưởng nóng như giai đoạn trước. Dịch bệnh Covid-19 tuy là yếu tố khách quan, nhưng cũng khiến sự thay đổi diễn ra nhanh hơn.

Nhiều ý kiến cho rằng, xu hướng thu hẹp thị phần của các doanh nghiệp đầu ngành sẽ chưa dừng lại khi các doanh nghiệp nhỏ vẫn đang cho thấy sự linh hoạt trong việc nắm bắt cơ hội vươn lên. Và thực tế năm 2020 đã nổi lên một số doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc cao như:

- Bảo hiểm OPES: Đạt doanh thu 524 tỷ đồng, tăng 169% so với năm 2019

- Bảo hiểm Hàng không - VNI: Doanh thu 1.650 tỷ đồng và tăng 39,8%

- Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội: Doanh thu 2.000 tỷ đồng và tăng 34,6%

- Bảo hiểm Xuân Thành: Doanh thu 494 tỷ đồng và tăng 31,9%

Sự chuyển dịch của thị phần ngành bảo hiểm phi nhân thọ có sự tác động tác động tiêu cực của dịch bệnh lên hoạt động chung của ngành bảo hiểm. Ngoài ra yếu tố dịch bệnh cũng giúp giảm tỷ lệ bồi thường - vốn quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.

Theo thống kê của Cục quản lý giám sát bảo hiểm, số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2020 ước đạt khoảng 20.560 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc là 37,3% - thấp hơn con số 39% của năm 2019. Các doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá, mức tỷ lệ bồi thường năm 2020 là mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Việc đi lại của người dân bị hạn chế để tránh dịch bệnh lây lan đã làm giảm rủi ro tai nạn giao thông, từ đó giảm tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tai nạn.

Thời gian qua, các doanh nghiệp cũng chuẩn hóa một loạt các sản phẩm bảo hiểm có vai trò quan trọng trong chính sách an sinh xã hội.

Cụ thể, đối với sản phẩm bảo hiểm vật chất xe ô tô, hiện nay có 26 doanh nghiệp bảo hiểm đã được Bộ Tài chính chấp thuận đăng ký sản phẩm bảo hiểm vật chất xe ô tô, thống nhất áp dụng triển khai đối với các hợp đồng bảo hiểm vật chất xe ô tô giao kết kể từ ngày 01/01/2019, chuẩn hóa loại hình sản phẩm bảo hiểm có tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm thuộc hàng cao nhất thị trường.

Trong đó, phải kể đến chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, tạo điều kiện hỗ trợ cho ngư dân, chủ tàu yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển hoạt động khai thác hải sản xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc; Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đóng góp tích cực trong việc bù đắp tổn thất, mất mát về người và tài sản, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia giao thông. 

Hay bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bồi thường kịp thời, giúp các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do cháy, nổ chủ động khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất, kinh doanh; Đảm bảo môi trường đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút nguồn vốn đầu tư ngoại...

Tại Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đặt ra yêu cầu phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm an toàn, bền vững, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm an sinh xã hội.

Đề án cũng đặt mục tiêu cụ thể với thị trường bảo hiểm, trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng tài sản, tổng số tiền đầu tư, tổng dự phòng nghiệp vụ, tổng nguồn vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu tăng bình quân 20% đến năm 2020 và 15%/năm từ năm 2021 đến năm 2025.

Riêng đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, đề án yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, đảm bảo an toàn hệ thống.

Thị phần các công ty bảo hiểm phi nhân thọ chuyển dịch ra sao?

Thị phần các công ty bảo hiểm phi nhân thọ chuyển dịch ra sao?

Xếp hạng các công ty bảo hiểm phi nhân thọ mới nhất

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm mới được ban hành, số vốn điều lệ tối thiểu áp dụng cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỷ đồng. Nếu kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng không thì số vốn phải đáp ứng là 400 tỷ.

Do vậy các công ty bảo hiểm gia nhập sân chơi phải đáp ứng tiêu chí này mới được cấp phép. Tuy nhiên khách hàng cũng nhìn nhận thấy ý nghĩa của con số vốn điều lệ của các công ty bảo hiểm tăng dần sau các năm thể hiện việc đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam, là một phần cam kết đảm bảo an toàn tài chính cho khách hàng khi tham gia những hợp đồng bảo hiểm trọn đời

Dưới đây là bảng xếp hạng các công ty bảo hiểm theo vốn điều lệ được cập nhật mới như sau:

Tên công ty bảo hiểm Tên viết tắt Vốn điều lệ
Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bảo hiểm Bảo Việt 2600
Tổng công ty Bảo hiểm PVI Bảo hiểm PVI 2600
Công ty TNHH Bảo hiểm Liberty Liberty 1204
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIC 1172
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội Hà Nội BSH 1000
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC 916
Tổng công ty cổ phần Bảo Minh Bảo Minh 914
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex PJICO 887
Tông ty cổ phần Bảo hiểm AAA AAA 813
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện PTI 803
Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không VNI 800
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Long Bảo Long 600
Chi nhánh Công ty bảo hiểm bảo lãnh Seoul tại Hà Nội SGI Hà Nội 600
Công ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina Samsung Vina 500
Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương VBI 500
Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon (Việt Nam) Fubon 500
Công ty TNHH Bảo hiểm AIG Việt Nam AIG 480
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu GIC 400
Công ty TNHH Bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam Groupama 389
Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp ABIC 380
Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ Cathay Việt Nam Cathay 306
Công ty Bảo hiểm QBE Việt Nam QBE 300
Công ty TNHH Bảo hiểm Bảo Việt - Tokio Marine BVTM 300
Công ty bảo hiểm Liên hiệp UIC 300
Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông VASS 300
Công ty cổ phần Bảo hiểm Phú Hưng PAC 300
Công ty cổ phần Bảo hiểm Hùng Vương BHV 300
Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam MSIG 300
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành Xuân Thành 300

Như vậy, sự cạnh tranh giành lấy thị phần trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đang ngày một nóng và gay gắt hơn bao giờ hết. Không chỉ phải cạnh tranh trong tốp đầu, nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nhỏ hơn khi họ ngày một đầu tư và vươn lên trong cuộc chiến giành những miếng bánh trong thị phần bảo hiểm.

Nhận tư vấn và giải đáp miễn phí!!!

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *