Rủi ro cao nhưng vì sao người dân vẫn "vay tiền cột điện"
Mục lục [Ẩn]
“Vay tiền cột điện” là thuật ngữ để chỉ về việc vay tín dụng đen vì hình thức quảng cáo bằng cách dán tờ rơi ở những cột điện của dạng huy động tài chính này. Dù có rủi ro rất cao khi không được pháp luật thừa nhận, lãi suất cao, thủ đoạn đòi nợ ác liệt,... nhiều trường hợp đã khiến người vay phải tan cửa nát nhà nhưng hình thức này vẫn được rất nhiều người tìm tới mỗi khi cần tiền gấp. Tại sao dù biết có rủi ro nhưng người dân vẫn “vay tiền cột điện”?
Không đủ chuẩn để vay ngân hàng hay các công ty tài chính
Ngày nay, điều kiện vay, thủ tục vay tín chấp ngân hàng đã được đơn giản hóa đáng kể, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thể đáp ứng được những tiêu chuẩn đó, nhất là với người nghèo, người có thu nhập thấp do không có việc làm ổn định hay không thể chứng minh được tài chính, không có tài sản thế chấp.
Cụ thể, các ngân hàng thường quy định mức thu nhập của khách hàng vay từ 5 triệu đồng/ tháng; có hợp đồng lao động chính thức còn hiệu lực và bảng lương hoặc sao kê tài khoản ngân hàng từ 3 -6 tháng.
Để vay được tiền từ các ngân hàng, người vay cần có nguồn thu nhập ổn định để trả nợ
Ở các công ty tài chính, khách hàng có thể thực hiện vay trả góp với đa dạng loại hình hơn và thủ tục cũng dễ dàng hơn so với ngân hàng. Bên cạnh đó, người đi vay cũng có thể sử dụng nhiều hình thức chứng minh tài chính khác nhau để vay vốn như: Vay bằng lương, vay bằng hóa đơn tiền điện, vay bằng đăng ký xe máy hoặc hợp đồng bảo hiểm nhân thọ… Tuy nhiên, có thể do tâm lý ngại ngần về thủ tục, hồ sơ nên không phải người dân nào cũng biết và sử dụng dịch vụ của những công ty này.
Nên vay tiền tại công ty tài chính nào?
Đặc biệt, ngân hàng và cả các công ty tài chính rất hạn chế cho vay những người có nợ xấu, hay lịch sử tín dụng không tốt, lưu lại lịch sử trên CIC. Chính vì thế, nhiều người gặp khó khăn khi vay tiền ở những nguồn chính thống
Thủ tục dễ dàng, cho vay đa dạng của “tín dụng đen”
Nếu như đặt lên bàn cân sánh giữa vay tín dụng đen và vay chính thống từ các ngân hàng, công ty tài chính đã được cấp phép, những lời mời chào ngọt ngào “có cánh” của tín dụng đen có vẻ hấp dẫn được nhiều người tham gia hơn.
Những hình thức "vay cột điện" thế này thường có thủ tục đơn giản, giải ngân trong ngày
“Vay không thế chấp”, “giải ngân trong ngày’, “alo là có tiền”… là những lời quảng cáo của hình thức “vay cột điện”. Với thủ tục đơn giản, thường là một tờ giấy giao ước giữa hai bên, cho vay đa dạng, xuất hiện nhan nhản mọi lúc mọi nơi, dễ gặp, dễ thấy, tín dụng đen đã tiếp cận và đưa vào tròng không ít người.
Phải công nhận 1 điều là vay tiền qua “cột điện” rất nhanh chóng, điều kiện giải ngân cũng rất dễ dàng, hầu như ai cũng cho vay, bao nhiêu tiền cũng có. Vì thế nhiều người dù biết lãi suất cao, lãi mẹ đẻ lãi con, rủi ro nhiều, nhưng vẫn bất chấp vay ở đây thay vì sử dụng dịch vụ ở các ngân hàng hay công ty tài chính.
Ý thức, nhận thức về tài chính còn hạn chế
Tuy nhiên, “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, nói đi cũng phải nói lại, nguyên nhân để tình trạng vay tín dụng đen nở rộ và phát triển trong thời gian qua phải kể đến ý thức, nhận thức của người dân về tài chính còn thấp, đặc biệt là những người nghèo. Họ không lường hết những hậu quả khôn lường của tín dụng đen, điều này dẫn đến việc sử dụng hình thức vay nặng lãi, vay cột điện rồi không trả hết nợ, lãi mẹ đẻ lãi con, gia đình ly tán…
Các đối tượng đòi nợ thuê trong 1 vụ án gần đây
Có vẻ như đã đến lúc để có một chính sách cho vay rộng mở hơn đối với người nghèo, để giúp họ không còn tìm đến tín dụng đen mỗi khi sa cơ nhỡ vận. Bên cạnh đó, khi rơi vào trường hợp cần tiền gấp, người dân cũng cần cảnh giác trước những quảng cáo của tín dụng đen, cân nhắc lựa chọn ngân hàng hay công ty tín dụng hợp pháp với mức lãi suất phù hợp để không bị rơi vào những “cạm bẫy trên cột điện” đã khiến nhiều người phải lao đao, khốn đốn.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất