avatart

khach

icon

Hành vi cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào?

Kiến thức vay vốn

- 01/01/1970

0

Kiến thức vay vốn

01/01/1970

0

Vừa qua, tại một số địa phương xuất hiện tình trạng cho vay nặng lãi, sau đó dùng thủ đoạn ép buộc người vay tiền phải gán tài sản. Hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Vay và cho vay là hoạt động bình thường, không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hiện tượng cho vay nặng lãi diễn ra ngày càng phổ biến và để lại nhiều hậu quả xấu.

Khoản 1, Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về mức lãi suất như sau:

"Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng". Theo đó, nếu lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng thì gọi là "cho vay nặng lãi".

Hành vi cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào?

Cho vay nặng lãi cũng phải đúng luật

Theo điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt đối với hành vi cho vay nặng lãi: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.

Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi cho vay nặng lãi mà người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 163 Bộ luật Hình sự quy định về tội cho vay nặng lãi như sau: 

1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ 1 lần đến 10 lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Trong trường hợp người cho vay nặng lãi, sau đó có hành vi dùng thủ đoạn ép buộc người vay tiền phải gán tài sản thì tùy theo từng trường hợp, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người có hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, theo Điều 135 Bộ luật Hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản. Tội cưỡng đoạt tài sản có khung hình phạt từ 1 năm đến 20 năm tù, tùy theo mức độ của hành vi vi phạm.

Theo Quân đội nhân dân


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay thế chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *