avatart

khach

icon

Những thay đổi đáng chú ý về bảo hiểm y tế học sinh mới nhất

Bảo hiểm y tế

- 01/08/2019

0

Bảo hiểm y tế

01/08/2019

0

Luật bảo hiểm y tế học sinh được ban hành nhằm đảm bảo các quyền lợi cũng như giúp các bạn trẻ an tâm hơn trong quá trình học tập và phát triển. Trải qua nhiều bổ sung hoàn thiện đổi thì luật bảo hiểm y tế học sinh hiện nay đã có nhiều thay đổi đáng chú ý, đặc biệt là về mức đóng bảo hiểm.

Mục lục [Ẩn]

Bảo hiểm y tế học sinh là gì?

Bảo hiểm y tế học sinh là 1 phần của bảo hiểm xã hội. Theo đó đối tượng tham gia bảo hiểm là học sinh, sinh viên trên địa bàn cả nước sẽ được cơ quan bảo hiểm chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, chi phí thuốc men,… tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Đối tượng mà bảo hiểm y tế học sinh hướng đến là:

  • Tất cả học sinh, sinh viên (HSSV) đang học tại các trường và cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc.
  • Đối tượng HSSV thuộc hộ gia đình cận nghèo thì đăng ký tham gia BHYT theo hộ gia đình cận nghèo tại địa phương nơi cư trú.
  • HSSV được cấp thẻ BHYT thuộc đối tượng thân nhân quân đội, công an, thân nhân người có công... thì không phải tham gia BHYT HSSV.

Tham khảo: Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc không?

Theo Khoản 1 Điều 2 trong Luật bảo hiểm y tế sửa đổi và bổ sung 2014 thì “BHYT là hình thức bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”.

Chính vì điều này nên là học sinh, sinh viên Việt Nam thì phải có nghĩa vụ tham gia BHYT theo quy định của Nhà nước.

Xem thêm: Chi phí đóng bảo hiểm y tế 1 năm là bao nhiêu?

 BHYT học sinh sinh viên là bắt buộcBHYT học sinh sinh viên là bắt buộc

Quy định mua bảo hiểm y tế học sinh

Nhà nước ta không quy định về việc học sinh có thể tham gia bao nhiêu bảo hiểm y tế cùng lúc. Cụ thể theo Điều 12 trong Luật bảo hiểm y tế 2014 và Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì con bạn có thể tham gia nhiều bảo hiểm y tế cùng lúc.

Khoản 4 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2014 có nêu: 

“4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

  • a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
  • b) Học sinh, sinh viên.”

Khoản 2 Điều 13 Luật BHYT sửa đổi bổ sung năm 2014 cụ thể như sau:

  • “2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
  • Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
  • Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.”

Tuy nhiên, phải ưu tiên cho các loại BHYT theo quy định của pháp luật mà trong đó bảo hiểm y tế học sinh được sắp xếp vào nhóm có mức ưu tiên hàng đầu sao với các loại bảo hiểm y tế khác.

Điều này đồng nghĩa với việc trong trường hợp bạn đã mua bảo hiểm y tế cho con tại Bảo Việt, Prudential hay tại bất kỳ công ty nào khác thì vẫn phải đóng bảo hiểm y tế tại trường theo đúng quy định.

Bảo hiểm y tế học sinh đóng bao nhiêu tiền?

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT học sinh, sinh viên 2019 bằng 4,5% mức lương cơ sở. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, đối tượng đóng 70% còn lại.

  • Số tiền HSSV đóng BHYT hiện tại là: 70% x 4,5% x 1.390.000 = 43.785 VND/tháng.
  • Ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHYT của HSSV là: 30% x 4,5% x 1.390.000 = 18.765 VND/tháng.

Phương thức đóng: Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng.

Địa điểm đóng: Cơ sở giáo dục, nhà trường học sinh, sinh viên đang theo học.

Quyền lợi của bảo hiểm y tế học sinh sinh viên

Khi tham gia vào BHYT thì học sinh, sinh viên được hưởng nhiều quyền lợi như:

Phạm vi quyền lợi được hưởng

Phạm vi quyền lợi học sinh, sinh viên được hưởng từ Bảo hiểm y tế như sau:

  • Học sinh, sinh viên được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường (sơ cấp cứu, xử trí ban đầu khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập);
  • Được khám chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích; Khám chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.
  • Ngoài ra, học sinh sinh viên được thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với học sinh, sinh viên có mã thẻ BT, HN, DT, DK, XD và TS trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật;
  • Học sinh, sinh viên còn được thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo tỷ lệ, điều kiện thanh toán do Bộ trưởng Bộ y tế quy định.

Mức hưởng khám chữa bệnh theo thẻ BHYT

Mức hưởng khám chữa bệnh theo thẻ BHYT đúng thủ tục quy định là: Mức 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT đối với từng trường hợp cụ thể thì mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • HSSV có mã thẻ BHYT là: BT, HN, DT, DK, XD, TS; khám chữa bệnh tại tuyến xã; Tổng chi phí của một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (hiện nay là 208.500 đồng);
  • Học sinh, sinh viên còn được hưởng 100 % chi phí trong trường hợp có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên, đồng thời có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (8.340.000 đồng) thì được cơ quan BHXH cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm.
  • Mức 95% chi phí khám chữa bệnh khi HSSV có mã thẻ BHYT là: TC, CN;
  • Mức 80% chi phí khám chữa bệnh đối với mã thẻ HS, SV, TA, TQ, TY, TV.

Trường hợp cấp cứu: Học sinh, sinh viên được khám chữa bệnh tại bất kì cơ sở khám chữa bệnh nào

 Tìm hiểu luật để nắm rõ quyền lợi được hưởngTìm hiểu luật để nắm rõ quyền lợi được hưởng

Trường hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến

Với những trường hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến, mức hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế của học sinh sinh viên sẽ như sau:

  • 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;
  • 60% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh đến ngày 31/12/2020; 
  • 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trở đi trong phạm vi cả nước; 
  • 100% chi phí điều trị nội, ngoại trú tại các bệnh viện tuyến huyện.

Trường hợp đi khám chữa bệnh không xuất trình đầy đủ thủ tục: Được quỹ BHYT thanh toán trực tiếp tại cơ quan BHXH trong phạm vi và mức hưởng theo quy định.

Ngoài ra, BHXH VN cũng quy định trường hợp, học sinh - sinh viên đi khám chữa bệnh tại cơ sở không ký hợp đồng, mức thanh toán như sau:

Loại hình khám chữa bệnh

Tuyến chuyên môn kỹ thuật Mức thanh toán tối đa cho một đợt khám chữa bệnh (VND)
Ngoại trú

Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương

60.000

Nội trú Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương 500.000
Cơ sở y tế tuyến tỉnh và tương đương 1.200.000
Cơ sở y tế tuyến trung ương và tương đương 3.600.000

Bảo hiểm y tế học sinh là một trong những sản phẩm bắt buộc mà bạn phải đăng ký tham gia. Mua BHYT học sinh là cách để bạn tuân thủ và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đồng thời giảm thiểu được gánh nặng về tài chính nếu có rủi ro xảy ra.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *