Từ tháng 11, phải có chứng chỉ mới được thực hiện các hoạt động phụ trợ bảo hiểm
Mục lục [Ẩn]
Đây là nội dung chính trong Thông tư số 65/2019/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành ngày 16/9 vừa qua.
Thông tư quy định các loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bao gồm: Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm, Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm, Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường; Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm.
Các loại chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm sẽ được cấp chi tiết theo nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, ví dụ như: Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm phi nhân thọ, Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm nhân thọ, Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ...
>>> Xem thêm: 6 tháng đầu năm có hơn 1,2 triệu người tham gia bảo hiểm nhân thọ
Riêng Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm do đặc thù của công việc giám định tổn thất cần chuyên môn theo từng loại nghiệp vụ bảo hiểm cụ thể nên đươc phân chia thành Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm phi nhân thọ, Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng hải, Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng không.
Cá nhân có nhu cầu đào tạo có thể tự học để thi cấp chứng chỉ mà không bắt buộc phải tham gia đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo. Phần kiến thức bắt buộc là các quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm, nguyên lý cơ bản về bảo hiểm.
Phần kiến thức chuyên môn sẽ phụ thuộc vào từng loại hoạt động phụ trợ bảo hiểm, ví dụ như các kiến thức chuyên môn về quản lý rủi ro, quy trình quản trị rủi ro đối với Chứng chỉ đánh giá rủi ro; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quy trình giải quyết bồi thường bảo hiểm đối với Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm.
Hàng tháng, Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm trực thuộc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính sẽ tổ chức thi cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
Phải có chứng chỉ nếu hoạt động phụ trợ bảo hiểm
Trên cơ sở kết quả do Trung tâm này phê duyệt, cơ sở đào tạo sẽ cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cho thí sinh thi đỗ là học viên của cơ sở đào tạo. Trung tâm nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cho thí sinh thi đỗ là thí sinh tự do.
>>> Xem thêm: Dự thảo nghị định mới về bảo hiểm: Tư vấn viên có thể bị tước chứng chỉ nếu vi phạm
Thông tư cũng quy định việc công nhận chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp.
Cụ thể, cá nhân có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do các tổ chức đào tạo bảo hiểm quốc tế cấp như Viện bảo hiểm và tài chính Úc và New Zealand (ANZIIF), Viện bảo hiểm Hoàng Gia Anh (CII), Viện đào tạo bảo hiểm Canada (IIC)… có thể nộp hồ sơ đề nghị công nhận chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm để được Cục quản lý giám sát bảo hiểm xem xét, công nhận và không bắt buộc phải thi lấy chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm tại Việt Nam.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất