avatart

khach

icon

Tăng - Giảm vốn điều lệ công ty TNHH như thế nào?

Kiến thức vay vốn

- 19/04/2020

0

Kiến thức vay vốn

19/04/2020

0

Vốn điều lệ là nội dung bắt buộc cần kê khai khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, tăng - giảm vốn điều lệ là hình thức, chiến lược duy trì của mỗi doanh nghiệp. Vậy tăng - giảm vốn điều lệ công ty TNHH như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) bao gồm hai loại hình là: Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Mỗi công ty sẽ có chiến lược tăng - giảm vốn điều lệ để phát triển hay duy trì công ty tại mỗi thời điểm theo từng hoàn cảnh.

Vốn điều lệ là gì?

Theo quy định luật doanh nghiệp 2014 quy định:

Vốn điều lệ là tổng giá trị số vốn mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.

Thay đổi vốn điều lệ

Thay đổi vốn điều lệ

Các trường hợp có thể tăng, giảm vốn điều lệ

Theo quy định luật doanh nghiệp 2014 công ty có thể thay đổi tăng giảm vốn điều lệ như sau:

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên tăng giảm vốn điều lệ được quy định tại điều 68 luật doanh nghiệp 2014 như sau:

Tăng vốn điều lệ

“1. Theo quyết định của hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:

a)  Tăng vốn góp của thành viên;

b)  Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;

c)  Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

2.  Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trong trường hợp này, số vốn góp thêm đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.

Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác”.

Giảm vốn điều lệ 

“3.  Theo quyết định của hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:

a)  Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

b)  Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp;

c)  Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty”.

Đối với công ty TNHH 1 thành viên

Đối với công ty TNHH 1 thành viên trở lên tăng giảm vốn điều lệ được quy định tại điều 73 luật doanh nghiệp 2014 như sau:

"1.  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ.

2.  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác".

Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.

Bạn hãy tham khảo thêm cách tính cách tính và thời hạn góp vốn điều lệ TẠI ĐÂY.

Tăng vốn điều lệ công ty TNHH

Tăng vốn điều lệ công ty TNHH

Thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ đối với công ty TNHH

Để thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH bạn cần chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ cơ bản như sau:

- Giấy tờ thông báo gửi đến phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký

  • Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế/số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
  • Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Cung cấp vốn điều lệ đã đăng ký trước đó và vốn điều lệ đã thay đổi tại thời điểm hiện tại. Bao gồm cả thời điểm và hình thức tăng - giảm vốn
  • Họ, tên, quốc tịch, số CMND/hộ chiếu/chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại điều 10 nghị định 78/2015/NĐ - CP, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;

- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp hội đồng thành viên với công ty TNHH hai thành viên trở lên; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ;

- Văn bản của sở kế hoạch và đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 1 điều 26 luật đầu tư 2014.

 Trong trường hợp giảm vốn điều lệ, công ty phải cam kết bảo đảm thanh toán đầy đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn và phải có báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.

Nên để vốn điều lệ bao nhiêu thì công ty được lợi hơn?

Vốn điều lệ thể hiện sự cam kết trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với đối tác, khách hàng. Do đó mức vốn điều lệ cao hay thấp cũng sẽ thể hiện mức độ tin tưởng với đối tác, khách hàng.

  • Nếu doanh nghiệp để vốn điều lệ ở mức thấp hoặc quá thấp thì trách nhiệm vật chất của người góp vốn sẽ giảm xuống như: Phí đóng thuế môn bài... Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ khó tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng.
  • Nếu vốn điều lệ ở mức cao hoặc quá cao thì trách nhiệm vật chất tăng, tính chịu rủi ro của người góp vốn cũng tăng theo tuy nhiên doanh nghiệp sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với đối tác, khách hàng đặc biệt trong các hoạt động đấu thầu…

Vì vậy, khi đăng ký vốn điều lệ, doanh nghiệp cần cân nhắc đến các yếu tố như khả năng tài chính, quy mô kinh doanh, định hướng phát triển… từ đó đưa ra quyết định nên để vốn điều lệ bao nhiêu thì tốt nhất và phù hợp với công ty, doanh nghiệp của mình.

Tăng - giảm vốn điều lệ là điều khá cần thiết cho định hướng, chiến lược phát triển của doanh nghiệp - công ty TNHH. Do đó các công ty - doanh nghiệp cần nắm rõ các điều khoản, thủ tục và đưa ra định hướng tăng - giảm vốn điều lệ phù hợp nhất.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *