Quy định của pháp luật về bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản
Mục lục [Ẩn]
Bảo hiểm trùng là gì?
Hợp đồng bảo hiểm trùng (Double Insurance) là loại hợp đồng bảo hiểm chỉ áp dụng với đối tượng là tải sản hoặc trách nhiệm dân sự mà không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm có đối tượng là con người.
Theo Điều 44 Khoản 1 Luật kinh doanh bảo hiểm 2010 quy định:
“1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.”
Theo quy định trên thì pháp luật sẽ không cấm bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm trùng cho tài sản bởi vì đây là quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản. Như vậy, chủ tài sản được quyền mua bảo hiểm tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau cho cùng một lợi ích bảo hiểm và có cùng một rủi ro.
Nguyên tắc này nhấn mạnh quyền của một công ty bảo hiểm có thể thu hồi theo tỉ lệ đối với cơ sở số tiền bồi thường bảo hiểm đã trả hoặc phải trả cho người được bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm khác mà cũng chịu trách nhiệm cho cùng một yêu cầu bồi thường cho tổn thất/trách nhiệm đó.
Các dấu hiệu của hợp đồng bảo hiểm trùng
- Có ít nhất 2 hợp đồng bảo hiểm tồn tại mà bên mua bảo hiểm giao kết với 1 hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau.
- Cùng bảo hiểm cho một quyền lợi chung, rủi ro chung và đối tượng chung.
- Mỗi hợp đồng bảo hiểm này đều chịu trách nhiệm đối với tổn thất chung nào đó.
Phương thức giải quyết khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng
Phương thức giải quyết khi các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng đã được pháp luật quy định rõ tại :
Khoản 2 Điều 44 Luật kinh doanh bảo hiểm 2010, cụ thể như sau:
“2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản”
Ví dụ:
Xe ô tô của anh A có giá thị trường là 50.000 USD và anh đã mua bảo hiểm vật chất xe của công ty bảo hiểm B, tuy nhiên sau đó thư ký của anh A không biết nên lại tiếp tục mua bảo hiểm vật chất xe cho anh A tại công ty bảo hiểm C (giả thiết điều kiện bảo hiểm của hai công ty bảo hiểm là như nhau). Như vậy xe ô tô của anh A đã mua bảo hiểm trùng với tổng số tiền bảo hiểm tại hai công ty là 100.000 USD.
Trong trường hợp trên, trách nhiệm của hai doanh nghiệp bảo hiểm được xác định như sau: Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm gây tổn thất cho tài sản là chiếc xe ô tô, mỗi công ty bảo hiểm B và C sẽ chỉ bồi thường tối đa là 50.000/100.000 USD.
So sánh bảo hiểm trùng với đồng bảo hiểm
Tiêu chí so sánh | Bảo hiểm trùng | Đồng bảo hiểm |
Khái niệm | Là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. | Là phương thức phân tán rủi ro theo chiều ngang, bằng cách tập hợp nhiều doanh nghiệp cũng tham gia bảo hiểm cho 1 đối tượng, rủi ro tổn thất của đối tượng này được các doanh nghiệp bảo hiểm cùng gánh chịu theo tỷ lệ đã thỏa thuận trước đó. |
Điều kiện của doanh nghiệp | Được phép kinh doanh bảo hiểm | Được phép kinh doanh bảo hiểm |
Người trực tiếp bồi thường | Mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản. |
Khi có rủi ro xảy ra, người trực tiếp bồi thường là các công ty tham gia đồng bảo hiểm với mức tỷ lệ bồi thường tuân theo hợp đồng đồng bảo hiểm. Trách nhiệm bồi thường dựa trên tỷ lệ mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký, không cần liên đới chịu trách cho các nhà đồng bảo hiểm khác ngày cả khi các nhà đồng bảo hiểm không có khả năng chi trả. |
Đối tượng | Tài sản | Rủi ro đã được bảo hiểm |
Mối quan hệ pháp lý | Giữa khách hàng với từng doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm cho cùng một đối tượng tài sản. | Giữa khách hàng với tất cả doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng đồng bảo hiểm |
Những thông tin về bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản đã được chúng tôi giải đáp qua bài viết trên. Mong rằng sẽ là kiến thức bổ ích cho quý khách hàng khi đang tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ bảo hiểm.
Giải đáp thắc mắc và tư vấn MIỄN PHÍ!!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất