avatart

khach

icon

Tuổi vị thành niên mong chờ gì từ cha mẹ?

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

- 14/07/2020

0

Kiến thức bảo hiểm nhân thọ

14/07/2020

0

Bố mẹ hãy là những người bạn cùng lắng nghe, thấu cảm với con, để từ đó định hướng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Mục lục [Ẩn]

Vị thành niên theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là lứa tuổi từ 10 - 19 tuổi. Tuy nhiên đây là một khái niệm chưa thống nhất nên các nước có quy định về độ tuổi thanh niên khác nhau. Tại Việt Nam, vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi.

Theo Bác sĩ Thái Thanh Thủy, Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2, tuổi vị thành niên là lứa tuổi có những thay đổi đột ngột và nhanh chóng về mặt tâm sinh lý. Nếu như hình dáng bên ngoài của trẻ giống như người lớn thì về mặt tâm lý xã hội trẻ vẫn còn rất trẻ con, tự bên trong đã xảy ra sự mất cân bằng rất lớn. Nếu cha mẹ không hiểu - không thông cảm - không giúp đỡ kịp thời sẽ rất dễ xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Lắng nghe con nhiều hơn

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, giảng viên Trường Đại học sư phạm Hà Nội chia sẻ, lứa tuổi vị thành niên cực kỳ khó lường vì tâm lý đang nhiều xáo trộn. Những vấn đề của con nếu không được giải quyết ổn thỏa có thể để lại hậu quả lớn dẫn đến các hành động tiêu cực như giận dỗi bỏ đi… cho nên lắng nghe con là điều mà cha mẹ nào cũng nên lưu ý. Bạn hãy nghe con nói nhiều hơn thay vì phán xét những hành động và suy nghĩ của con.

Theo tiến sĩ Hương, những đứa trẻ được tôn trọng và tin tưởng sẽ luôn luôn giữ niềm tin đó và ít gây chuyện. Ngược lại, cha mẹ nói nhiều hơn nghe, kiểm soát con một cách tiêu cực thì trẻ sẽ càng phá phách và làm ngược lại những mong muốn của chúng ta.

Thấu cảm với con trong mọi tình huống

Dù không còn quấn quýt với cha mẹ như lúc nhỏ nhưng trẻ vị thành niên vẫn luôn cần sự giúp đỡ và thấu hiểu từ chính những người cha, người mẹ. Bởi vậy, trong mọi tình huống hãy luôn tâm sự và thấu hiểu cảm xúc của con. 

Theo Bác sĩ Thái Thanh Thủy, ở tuổi vị thành niên trẻ bắt đầu bộc lộ khuynh hướng tự khẳng định mình thông qua việc tự lựa chọn kiểu tóc, cách ăn mặc, tác phong, cử chỉ, sở thích riêng… và điều cha mẹ cần làm là tâm sự cùng con để hiểu được cảm xúc và sự lựa chọn của con. Điều này sẽ khiến con tin tưởng và gần gũi hơn với cha mẹ, tạo nên hiệu ứng tự nhiên để con chủ động chia sẻ cảm xúc, những câu chuyện của mình với cha mẹ.

“Nhu” hơn là “cương”

Nhiều bậc cha mẹ luôn đề cao cái “tôi” của mình mà hạ cái “tôi” của con xuống khiến những cuộc nói chuyện giữa hai bên trở nên căng thẳng. Đối với lứa tuổi có tính tự trọng cao, khá nhạy cảm với những gì xúc phạm đến khuynh hướng tự lập của mình như tuổi vị thành niên, cha mẹ hãy áp dụng bí quyết giáo dục “nhu - cương”. Thay vì áp đặt, nói những lời trách mắng nặng nề khiến trẻ phản ứng lại mạnh mẽ, cha mẹ hãy hạ cái “tôi” của mình xuống để lắng nghe.

Giáo sư Trần Văn Khê, nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng Việt Nam đã từng áp dụng thành công cách giáo dục này lúc còn sinh thời. GS Khê từng chia sẻ: “Cha mẹ đừng lấy cái quyền áp đặt, bắt con phải thế này thế kia và dùng đòn roi để trừng phạt vì sẽ gây phản tác dụng. Tôi nghĩ rằng khi cha mẹ giải thích hợp tình, hợp lý và dùng những lời lẽ nhẹ nhàng, các cháu sẽ nghe lời. Nếu chúng ta khen, thưởng trẻ đúng lúc thì việc dạy dỗ con không mấy khó khăn”. Bên cạnh việc tôn trọng con cái (nhu), theo quan niệm của ông việc nghiêm khắc, uốn nắn (cương) trẻ từ sớm là rất cần thiết.

Luôn định hướng cho con

Theo bác sĩ Thủy, nếu ở tuổi thơ trẻ xem cha mẹ là thần tượng thì khi bước vào thời kỳ vị thành niên, thần tượng của trẻ là các ngôi sao ca nhạc, điện ảnh nổi tiếng. Trẻ có thể dành toàn bộ thời gian tìm hiểu về những người này để tìm chỗ dựa tinh thần, sống trong một thế giới tưởng tượng ít sự buồn chán.

Việc lý tưởng hóa một ai đó và sống theo phong cách của họ phần nào giúp lứa tuổi này thể hiện bản thân và phát triển cá tính riêng. Tuy nhiên, cha mẹ nên là người định hướng để trẻ không quá lún sâu vào làn sóng thần tượng không lành mạnh, để rồi có lúc rơi vào thất vọng, bế tắc.

Mỗi bậc phụ huynh hãy chỉ cho trẻ cách sống thực tế, thần tượng theo hướng học hỏi những điều tốt đẹp chứ không phải mù quáng. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý khuyến cáo rằng khi xử lý tình huống này, cha mẹ hãy hiểu biết và thông cảm, tránh việc chỉ trích hay hạ uy tín thần tượng của con.

Nhìn vào những điểm mạnh của con

Theo Tiến sĩ Mary Reckmeyer, giám đốc Trung tâm phát triển trẻ em Donald O. Clifton và tác giả của cuốn Strengths Based Parenting (Sức mạnh của việc nuôi dạy con), công việc của mỗi bậc cha mẹ là phải làm tốt trách nhiệm nuôi dạy và hãy nhìn vào điểm mạnh để giúp con trẻ phát triển tốt nhất thay vì đi tìm những điểm yếu để trách phạt, quát mắng. Tiến sĩ Reckmeyer chia sẻ, để kích thích điểm mạnh của trẻ cha mẹ hãy nhìn vào việc trẻ "có thể" làm hơn là việc chúng "không thể". Điều này sẽ giúp trẻ tự tin hơn trên con đường học tập cũng như tự lập để xây dựng tương lai bền vững. 

“Biến” bạn của con thành đồng minh của mình

Theo bác sĩ Thái Thanh Thủy, tình bạn với trẻ vị thành niên rất quan trọng, người bạn thân như “cái tôi thứ hai” của trẻ. Bạn sẽ là người mà trẻ có thể thổ lộ hết nội tâm, bày tỏ tất cả những suy nghĩ thầm kín nhất. Bởi vậy, cha mẹ hãy xây dựng "mạng lưới đối tác" đặc biệt này, thường xuyên quan tâm đến bạn của con để qua đó hiểu rõ tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên cũng như thấu hiểu con cái của mình hơn.

Bên cạnh việc thấu hiểu, đồng hành và lắng nghe con, cha mẹ cũng cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề phát triển và bảo vệ con yêu. Đối với tuổi vị thành niên, ước mơ về học vấn, tự tin về sức khỏe cũng là vấn đề mà trẻ rất mong chờ được nhận lại từ đấng sinh thành. Khi cha mẹ và con trở thành những người bạn có thể tâm sự, trẻ sẽ sẵn sàng chia sẻ với bạn về các định hướng học tập cũng như mơ ước về một môi trường giáo dục trong tương lai.

Ngoài ra, để con trẻ bình an, hạnh phúc và phát triển khỏe mạnh trong tương lai, cha mẹ hãy dựng xây một hệ thống bảo vệ vững chắc. Lúc này lựa chọn một phương pháp hiệu quả thông qua một sản phẩm bảo vệ và tích lũy như bảo hiểm an sinh giáo dục của các công ty nhân thọ là phương án mà cha mẹ có thể cân nhắc, trong đó đơn cử phù hợp là sản phẩm Chắp Cánh Tương Lai Ưu Việt của Manulife. Đây là sản phẩm bảo vệ toàn điện cho con trẻ, đồng thời đảm bảo chặng đường học vấn cho bé yêu sau này với quỹ học vấn tương đương 150% số tiền bảo hiểm. Bên cạnh đó, con bạn sẽ được nhận phần thưởng theo Quyền Lợi Đăng Khoa lên đến 100 triệu đồng khi đạt thành tích cao trong học tập.

Với lứa tuổi vị thành niên, Lắng nghe - Chia sẻ - Thấu hiểu - Trở thành người bạn - Định hướng - Bảo vệ, chính là những điều trẻ mong đợi được nhận lại từ chính cha mẹ mình. Để giáo dục và chăm sóc con một cách toàn diện, ông bố bà mẹ hãy là người đồng hành cùng con trong suốt những giai đoạn khác nhau của cuộc đời. 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn bảo hiểm nhân thọ

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *