avatart

khach

icon

10+ cách tiết kiệm tiền cho sinh viên mới ra trường hiệu quả, dễ thực hiện

Kiến thức gửi tiết kiệm

- 07/09/2020

0

Kiến thức gửi tiết kiệm

07/09/2020

0

Biết cách tiết kiệm tiền cho sinh viên mới ra trường giúp bạn hình thành kỹ năng quản lý tài chính tốt, vừa đảm bảo việc chi tiêu thoải mái mà vẫn có khoản để dành.

Mục lục [Ẩn]

Sinh viên mới tốt nghiệp ra trường là nhóm đối tượng gặp nhiều khó khăn cả về tài chính lẫn công việc. Theo đó, nhiều người sẽ rơi vào cảnh chưa xin được việc hoặc đã có việc làm nhưng thu nhập không đủ chi tiêu sinh hoạt. Lương tháng nào tiêu hết tháng đó và không có quỹ tích lũy để giành nào là tình cảnh dễ thấy ở các bạn sinh viên mới ra trường. Vậy sinh viên mới ra trường nên tiết kiệm tiền theo cách nào để quản lý chi tiêu và tiết kiệm tốt nhất? 

Tập thói quen tích lũy tiền mỗi tháng

Sinh viên mới ra trường sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn khi mới bắt đầu tìm kiếm việc làm, mức lương chưa được như mong đợi. Tuy nhiên hãy tập cho mình thói quen tiết kiệm bằng cách tích lũy tiền mỗi tháng sau khi nhận lương. 

Bạn hãy căn cứ vào khoản tiền lương hàng tháng và những chi phí sinh hoạt để quyết định số tiền cần phải để dành. Vì thu nhập chưa cao nên cách tiết kiệm hợp lý có thể là 10 - 20% thu nhập mỗi tháng hoặc tiết kiệm với số tiền 200.000 - 500.000 đồng/tháng. Dù số tiền tiết kiệm chưa lớn nhưng bằng cách này bạn sẽ duy trì được thói quen tiết kiệm. Bạn có thể tích lũy tiền bằng các cách như: 

Gửi tiết kiệm: Bạn có thể ra quầy mở sổ tiết kiệm hoặc mở tài khoản tiết kiệm online. Số tiền tiết kiệm hàng tháng bạn gửi tiết kiệm ngay khi nhận lương. Cách tiết kiệm này rất tiện lợi, nhanh chóng và khả năng sinh lời đều đặn.

tập thói quen gửi tiết kiệm

Hãy tập thói quen tích lũy tiền mỗi tháng sau khi nhận lương

Nuôi heo đất: Đây là cách được nhiều người áp dụng thành công. Mỗi tháng số tiền tiết kiệm được bạn hãy đút ống heo, sau một thời gian bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên với số tiền tích lũy được. 

Tận dụng các chính sách ưu đãi, phúc lợi tại nơi làm việc

Khi bắt đầu đi làm tại các công ty, doanh nghiệp bạn sẽ có quyền được hưởng các chính sách ưu đãi, phúc lợi hay quyền lợi đóng BHXH theo quy định của pháp luật. Hãy tận dụng điều này. 

Những phúc lợi này sẽ giúp bạn tiết kiệm và dự phòng cho tương lai. Chẳng hạn như việc tham gia BHXH là cách bạn đang tiết kiệm cho tương lai để đảm bảo cuộc sống an nhàn khi về hưu cũng như hỗ trợ tài chính trước các rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống. Đặc biệt, chế độ bảo hiểm thất nghiệp sẽ là lá chắn giúp bạn trụ vững trong những ngày chưa tìm được công việc khác ưng ý.  

Nấu ăn tại nhà thay vì ăn ngoài

Hầu hết các bạn sinh viên đều phải ở trọ và chi phí cho việc ăn uống là khoản tiền cần thiết phải tính toán. Hãy tập thói quen nấu ăn tại nhà thay vì ăn ngoài. Nếu tự nấu ăn bạn chỉ mất 50.000 - 80.000 đồng cho cả ngày, trong khi chi phí này khoảng từ 30.000 VNĐ - 40.000 VNĐ/đĩa cơm, bát phở cho một bữa ăn trưa hoặc tối nếu ăn ngoài. Trong một tháng nếu thường xuyên ăn ngoài thì khoản tiền này là con số khá lớn. 

Để tiết kiệm tiền hiệu quả, bạn có thể lên thực đơn ăn uống trong 3 - 4 ngày hoặc 1 tuần và nấu theo thực đơn đó. Ngoài ra, hãy tự pha chế các loại thức uống như sữa, cà phê, sinh tố... thay vì đặt bên ngoài. 

Tự nấu ăn tại nhà để giảm chi phí

Tự nấu ăn tại nhà để hạn chế chi phí ăn uống

Thực hiện kế hoạch chi tiêu tiết kiệm 

Để không phá vỡ số tiền đã tiết kiệm, bạn cần phải tập cách làm quen với việc chi tiêu tiết kiệm. 

Đi xe buýt đi làm

Xe buýt được đánh giá là phương tiện di chuyển giúp tiết kiệm tiền một cách hiệu quả nhất. Hiện nay giá vé xe buýt chỉ giao động từ 7.000 - 10.000 VNĐ/vé (tùy tuyến). Với số tiền này này, nếu đổ xăng cho xe máy thì không thể nào đủ cho bạn di chuyển. Cho nên để tiết kiệm tiền hãy sử dụng phương tiện di chuyển công cộng như xe buýt, mức giá rất rẻ, an toàn, rất phù hợp với những bạn sinh viên mới ra trường thu nhập chưa cao. 

Chưa kể việc đi xe buýt những lúc trời mưa, đường ngập, khói bụi… vẫn ổn hơn so với đi xe máy. Nếu di chuyển bằng xe máy trong điều kiện thời tiết kể trên, bạn sẽ phải thêm một khoản chi phí khi xe không may bị hư hỏng do ngập nước. 

Tận dụng điện thoại và máy tính cũ

Các đồ dùng công nghệ như máy tính, điện thoại luôn có sự thu hút riêng với nhiều người. Với những bạn sinh viên mới ra trường, cách tiết kiệm tiền tốt nhất là không nên chạy theo trào lưu công nghệ, thay vào đó hãy tận dụng điện thoại và máy tính cũ, đã qua sử dụng. Với cách này, dù không có quá nhiều tiền bạn vẫn sở hữu được một sản phẩm smartphone, laptop với cấu hình mạnh.

Chi phí của những sản phẩm này có giá rẻ, có thể một nửa hoặc thậm chí là rẻ hơn gấp nhiều lần so với máy mới. Chẳng hạn một chiếc smartphone Galaxy A71 của Samsung, nếu như chọn mua mới bạn phải bỏ ra gần 10 triệu đồng, còn nếu chọn mua hàng cũ thì chỉ cần 5 - 6 triệu là bạn đã có thể có máy sử dụng. Hãy tận dụng cách này để sở hữu các sản phẩm công nghệ mà vẫn tiết kiệm được kha khá tiền. 

Giảm thiểu các chi phí không cần thiết

Đối với việc chi tiêu hãy ưu tiên các loại chi phí thiết yếu như chi phí sinh hoạt, chi phí đi lại…, ngược lại phải tiết kiệm và giảm thiểu các loại chi phí không cần thiết như hạn chế đi ra ngoài, giảm số lần mua quần áo, mỹ phẩm, giày dép trong tháng. Thay vì tháng nào bạn cũng mua thì hãy mua 1 - 2 lần/tháng. 

Thuê nhà chi phí rẻ hoặc ở ghép 

Nhà ở luôn là loại chi phí tốn nhiều ngân sách nhất của các bạn sinh viên, bởi vậy bạn cần có phương án cụ thể cho vấn đề này, đảm bảo giảm thiểu chi phí này đến mức hợp lý nhất. Theo đó, nếu tiền thuê nhà đắt đỏ, có thể lên đến 3 triệu đồng/tháng trong khi bạn chỉ sống 1 mình thì nên chuyển nhà với chi phí thấp hơn hoặc có thể lựa chọn phương án ở ghép với mức 1,5 triệu đồng/tháng (tùy thuộc thu nhập mỗi người). 

Chi tiêu mua sắm thông minh

Thực hiện việc mua sắm, chi tiêu một cách thông minh

Thực hiện cách mua sắm thông minh

Đối với việc mua sắm, cách thông minh nhất giúp tiết kiệm tiền cho sinh viên là:

  • Tận dụng tối đa các chương trình giảm giá cũng như “săn” sale.
  • Lên trước danh sách những thứ cần mua và tự tạo cho mình quy tắc: không mua bất cứ thứ gì ngoài danh sách nêu trên. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí của bạn ở mức tối thiểu.
  • Khi mua sắm hãy chỉ để một lượng tiền nhỏ trong ví của bạn đủ để trang trải tất cả những gì bạn dự định chi tiêu.
  • Nói “không” với việc mua sắm theo cảm xúc, hãy mua những thứ mình “Cần” chứ đừng mua những thứ mình “Muốn”. 
  • Thay vì sắm đồ mới, bạn có thể mua đồ cũ, đồ thanh lý được bán trên mạng xã hội. Cách này giúp bạn được giá rẻ hơn.

Kiểm soát và loại bỏ những khoản nợ

Nợ nần sẽ khiến kế hoạch tiết kiệm của bạn dễ đổ vỡ cho nên hãy cố gắng kiểm soát chi tiêu một cách khoa học và hợp lý, đừng để bản thân luẩn quẩn trong vòng xoay: Nhận lương → tiêu xài → vay mượn → chi tiêu → nhận lương → trả nợ.

Với những trường hợp bắt buộc phải vay, bạn chỉ nên vay trong khả năng đủ chi trả và phải giải quyết dứt điểm khoản nợ sớm nhất có thể. 

Tiết kiệm tiền cho sinh viên, nhất là sinh viên mới ra trường là thói quen tốt cần thực hiện. Bằng cách này bạn sẽ hình thành thói quen chi tiêu hợp lý và có kiểm soát, từ đó đảm bảo cuộc sống tốt hơn và thực hiện được các dự định trong tương lai. 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4 (1 lượt)

4 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn gửi tiết kiệm

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT GỬI TIẾT KIỆM

Số tiền gửi

Chọn số tiền gửi

Hình thức nhận lãi

Chọn hình thức nhận lãi

Kỳ hạn gửi

Chọn kỳ hạn gửi

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *