avatart

khach

icon

Hướng dẫn xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh

Bảo hiểm y tế

- 15/04/2021

0

Bảo hiểm y tế

15/04/2021

0

Trong một số trường hợp, cơ sở khám chữa bệnh phải chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên để điều trị bệnh. Người nhà của bệnh nhân phải xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế để được hưởng quyền lợi theo quy định.

Mục lục [Ẩn]

Điều kiện chuyển tuyến bảo hiểm y tế theo đúng quy định

Căn cứ Điều 4, Thông tư số 14/2014/TT-BYT quy định về điều kiện chuyển tuyến như sau:

Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị

- Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn.

Lưu ý: Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).

Xem thêm: Mức hưởng bảo hiểm y tế hiện nay là bao nhiêu?

Điều kiện chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Điều kiện chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.

Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến

Điều kiện chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến:

- Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị

- Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt.

>> Các trường hợp chuyển người bệnh theo đúng quy định trên được coi là chuyển đúng tuyến. Các hợp chuyển người bệnh không theo đúng quy định trên được coi là chuyển vượt tuyến.

Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế

Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 7, Thông tư 14/2014/TT-BYT như sau:

Chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến:

Bước 1: Cơ sở khám chữa bệnh thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh

Bước 2: Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định

Bước 3: Trường hợp người bệnh cấp cứu:

  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến
  • Kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển
  • Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển

Bước 4: Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp

Bước 5: Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến

Bước 6: Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.

Lưu ý: Thủ tục chuyển người bệnh về tuyến dưới được thực hiện theo các bước 1, 2, 5 và 6.

Cập nhật: Các kiến thức cơ bản về bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi khi tham gia.

Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế

Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế

Mẫu giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế

Mẫu giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế được quy định tại phụ lục 1, Thông tư 14/2014/TT-BYT. Nội dung của mẫu giấy chuyển tuyến bao gồm các thông tin sau:

- Thông tin cá nhân của người bệnh như: Họ và tên, giới tính, tuổi, địa chỉ, dân tộc, nghề nghiệp, bảo hiểm y té có giá trị từ ngày... đến ngày... số thẻ bảo hiểm y tế...

- Tóm tắt bệnh án:

  • Dấu hiệu lâm sàng
  • Kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng
  • Chẩn đoán
  • Phương pháp, thủ thuật, kỹ thuật, thuốc đã sử dụng trong điều trị
  • Tình trạng người bệnh lúc chuyển tuyến
  • Lí do chuyển tuyến
  • Hướng điều trị
  • Chuyển tuyến hồi
  • Phương tiện vận chuyển
  • Họ tên, chức danh, trình độ chuyên môn của người hộ tống...

Tải mẫu giấy chuyển tuyến TẠI ĐÂY.

Như vậy nếu bạn chuyển tuyến theo đúng quy định thì mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ khá cao. Vì vậy hãy nắm rõ các quy định trên để có sự chuẩn bị chu đáo nếu cần chuyển tuyến điều trị theo chỉ định của cơ sở y tế.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *